Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiều bệnh nhân khi đi khám về các vấn đề xương khớp thường được chẩn đoán bị bệnh viêm khớp phản ứng. Thế nhưng, đây là một cụm từ khá xa lạ và mơ hồ đối với nhiều người, thậm chí có những người chưa từng nghe qua bao giờ. Vậy viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng là hiện tượng sưng đau ở các khớp được gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm ở những cơ quan khác của cơ thể. Thường là ruột, bộ phận sinh dục hay đường tiết niệu.

Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng nhiều khi còn được gọi là hội chứng Reiter, mà thực chất đây là một hội chứng để chỉ một phân nhóm của viêm khớp phản ứng được biểu hiện và ảnh hưởng rõ nhất ở mắt, khớp và niệu đạo.

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm khớp phản ứng. Nhưng bệnh thường gặp ở những nam giới từ 20 – 40 tuổi. Phụ nữ cũng có thể mắc bệnh nhưng ít hơn và triệu chứng thường nhẹ hơn nhiều. Trên thế giới, theo thống kê, cứ 100.000 người thì có 30 người mắc bệnh viêm khớp phản ứng.

Tuy không quá phổ biến nhưng viêm khớp phản ứng là một bệnh khá nguy hiểm khi có thể gây nên những biến chứng như tái phát nhiều lần, gây viêm khớp, đau lưng và các chứng viêm ở mắt, các bộ phận niệu đạo.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng

Thủ phạm chính gây nên tình trạng viêm khớp phản ứng là các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở những cơ quan khác, thường là trong ruột, bộ phận tiết niệu hay các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không tìm ra yếu tố vi khuẩn do biểu hiện bệnh không rõ ràng.

Những vi khuẩn chính được cho là nguyên nhân gây nên viêm khớp phản ứng là Chlamydia, Campylobacter, Salmonella, Yersinia, Shigella.

Tuy vi khuẩn gây nên viêm khớp phản ứng có thể lây từ người này sang người khác thông qua ăn uống hay quan hệ tình dục nhưng không vì thế mà những người tiếp xúc với vi khuẩn đều phát triển thành viêm khớp phản ứng. Vì vậy, đây không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không

Các yếu tố nguy cơ gây viêm khớp phản ứng

Bên cạnh vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh thì các yếu tố sau được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh viêm khớp phản ứng:

Tuổi tác

Tuổi tác có liên quan trực tiếp đến viêm khớp phản ứng. Theo các điều tra, bệnh thường gặp ở những nam giới độ tuổi 20 đến 40. Phụ nữ cũng thường mắc bệnh ở độ tuổi này nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ thấp hơn rất nhiều và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Nguy cơ phát triển thành viêm khớp phản ứng thông qua việc nhiễm vi khuẩn qua đường tình dục của nam giới cũng cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngang bằng nhau đối với vi khuẩn lây qua đường ăn uống.

Di truyền

Yếu tố gen di truyền cũng được chứng minh có liên quan đến bệnh viêm khớp phản ứng. Nếu gia đình nào có người mang gen nhiễm bệnh trước đó thì nguy cơ cho con cháu của họ cũng khá cao. Ngoài ra, với những người dương tính với kháng nguyên bạch cầu B27 cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành viêm khớp phản ứng.

Triệu chứng của viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng thường được xác định nhờ những biểu hiện ở khớp và các cơ quan nhiễm khuẩn như mắt, cơ quan sinh dục và cơ quan tiết niệu. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó từ 1 đến 3 tuần.

Triệu chứng ở xương khớp

Đau nhức cơ các khớp như khớp đầu gối, mắt cá chân, gót chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay. Có trường hợp còn đau ở lưng và mông.

Triệu chứng ở những cơ quan khác

Có triệu chứng đau rát khi đi tiểu, đi tiểu cảm giác khó khăn và đi nhiều lần trong ngày nhưng lại lượng nước tiểu ít.

Bị viêm đường niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt.

Người bệnh cũng có thể bị viêm kết mạc và viêm màng bồ đào ở mắt kèm theo hiện tượng loét miệng, phát ban ở da.

Tìm hiểu về viêm khớp phản ứng

Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán

Việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng thường dựa vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm, chụp X quang. Nhưng các triệu chứng đôi khi không rõ ràng khiến việc nhận diện bệnh qua triệu chứng gặp khó khăn.Trong khi việc xét nghiệm không thể chỉ qua một xét nghiệm duy nhất có thể kết luận được bệnh mà cần tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau, tránh việc nhầm lẫn với những bệnh khác.

Theo đó, những xét nghiệm thường được các bác sĩ tiến hành cho người bị viêm khớp phản ứng là: Xét nghiệm máu, nước tiểu, chất nhầy cổ họng, phân, dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch khớp…

Bài viết liên quan: Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp phản ứng

Điều trị viêm khớp phản ứng chủ yếu nhờ vào thuốc, vật lý trị liệu.

Thuốc dùng cho người bị viêm khớp phản ứng là các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, các thuốc kháng sinh để ức chế và tiêu diệt những loại vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh nhân cũng được chỉ định thực hiện các bài tập để tăng cường chức năng cho xương khớp và các thành phần dễ tổn thương quanh khớp như gân cơ, dây chằng để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc Tây y nên được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và không nên lạm dụng vì có thể gây hại cho các cơ quan khác như gan, thận, dạ dày.

Để an toàn hơn, trong việc dùng thuốc, người bệnh nên lựa chọn các thuốc Đông y có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn, hầu như không để lại một tác dụng phụ nào cho cơ thể.

Bên cạnh việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân viêm khớp phản ứng cũng nên có những biện pháp phòng bệnh thông qua thói quen ăn uống hợp vệ sinh và quan hệ tình dục an toàn để tránh nguy cơ lây nhiễm những vi khuẩn không có lợi.

Đối với những gia đình có người bị viêm khớp phản ứng thì những người còn lại cần hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ bị viêm khớp phản ứng.

Bệnh viêm khớp phản ứng không qúa nguy hiểm nhưng tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác nên cần đặc biệt chú ý để tránh không mắc bệnh cho nhiều người. Ngoài ra, bệnh thường không có biểu hiện thật sự rõ ràng nên dễ nhầm lẫn sang một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ của bệnh viêm khớp phản ứng cần được khám và chẩn đoán chính xác, càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp

Tham khảo thêm từ bài viết nguồn Jex.com.vn:

https://jex.com.vn/viem-khop/phan-ung-a904.html

Trần Nguyễn Hoa Linh

Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể