Trượt đốt sống do khuyết eo: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng

Trượt đốt sống là tình trạng mất vững của cột sống, khi một đốt sống trượt ra phía trước đốt sống bên dưới. Trượt đốt sống do khuyết eo, loại trượt đốt sống phổ biến nhất, là hậu quả do khiếm khuyết xương  ở vùng chuyển tiếp của mấu khớp và chân cung, ở bản sống của cấu trúc đốt sống.

Khiếm khuyết xương này xảy ra ở khoảng 4% dân số, và là kết quả của thất bại hình thành xương do gen. Tình trạng hầu hết ảnh hưởng đốt sống L4-L5 và S1.

trượt đốt sống hở khe

Triệu chứng trượt đốt sống

Triệu chứng của trượt đốt sống có thể gồm:

  • Đau, đặc biệt sau khi hoạt động mạnh, ở thắt lưng, đùi và/hoặc chân lan đến mông (thần kinh tọa).
  • Co cơ thắt lưng.
  • Yếu chân.
  • Căng cơ chân ngỗng (cơ hamstring).
  • Dáng đi bất thường.

Một số người mắc phải tình trạng trượt đốt sống nhưng lại không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi gặp bác sĩ để theo dõi/điều trị một bệnh lý khác. Tuy nhiên, sự trượt ra trước của đốt sống ở một số ca nghiêm trọng của trượt thoái hóa thường dẫn đến hình thái thắt lưng bất thường, bụng nhô ra, xẹp lồng ngực và dáng đi như robot.

Nguyên nhân trượt khuyết eo

Trượt đốt sống do khuyết eo có thể là hậu quả của sự thất bại hình thành xương do gen ở cột sống. Thường nhừng lực nặng tác động lên cột sống làm gãy những đốt sống yếu hoặc thiếu dinh dượng. Mang vác nặng lặp đi lặp lại, cúi người hoặc xoay người có thể tạo những đường nứt nhỏ tích lại và dần gây nứt hoàn toàn làm đốt sống bị trượt. Vận động viên cử tạ, cầu thủ đá banh và người vận động mạnh thường mắc phải tình trạng  này do lực đáng kể tác động lên cột sống.

Chẩn đoán trượt đốt sống do khuyết eo

Để có được sự chính xác cao, các bác sĩ chúng tôi sẽ sử dụng một quy trình chẩn đoán tỉ mỉ và nghiêm ngặt, bao gồm:

  • Bệnh sử. Bệnh nhân sẽ được hỏi về triệu chứng, mức độ của chúng và các phương pháp điều trị đã thử từ trước
  • Thăm khám: Bạn sẽ được thăm khám tỉ mỉ bởi một trong những bác sĩ của đơn vị chúng tôi để thăm dò về giới hạn vận động, đau, vấn đề thăng bằng và mất/giảm phản xạ ở tay chân, yếu cơ, mất cảm giác hoặc những dấu hiệu tổn thương thần kinh khác.
  • Cận lâm sàng chẩn đoán. Thông thường, các bác sĩ sẽ bắt đầu với phim X-quang, đây là phương tiện thông dụng và chính xác nhất để xác định: có trượt hay không? phân độ trượt và kiểm tra các vấn đề như hẹp ống sống, một số hình ảnh thoái hóa cột sống, các vấn đề khác như viêm nhiễm..MRI sẽ cho phép các bác sĩ tiếp cận mức độ và vị trí tổn thương thần kinh, đặc biết các trường hợp chèn ép thần kinh, chùm đuôi ngựa, hoặc u, bướu và xem xét kết quả với lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán mang tính chính xác cao hơn.

Phân độ trượt đốt sống

Thông thường, các bác sĩ lâm sàng sử dụng phân độ Meyerding cho tình trạng này, do sự tiện lợi và phân độ dưa trên cận lâm sàng thường quy: phim Xquang. Độ trượt dựa vào phần trăm khoảng cách đốt sống trượt ra trước so với đốt dưới nó:

  • Độ I: trượt ra trước 1 – 24%
  • Độ II: trượt ra trước 25 – 49%
  • Độ III: Trượt ra trước 50 – 74%
  • Độ IV: trượt ra trước 75 – 99%
  • Độ V: trượt hoàn toàn 100%, còn gọi là dấu hiệu nón Napoleon trên phim Xquang

Bác sĩ sẽ xem xét mức độ trượt, và các yếu tố như đau không đáp ứng điều trị, triệu chứng tổn thương thần kinh để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Hầu hết các trường hợp trượt do thoái hóa nằm ở độ I hoặc độ II. Theo phác đồ điều trị chung, trượt nhiều hơn (từ độ III trở lên) thường cần phải can thiệp phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn

Cho hầu hết các trường hợp trượt đốt sống do thoái hóa (nhất là khi chỉ nằm ở độ I, độ II), điều trị bao gồm nằm nghỉ ngơi, giảm vận động do làm khởi phát triệu chứng, thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu và/hoặc đeo đai cột sống.

Trượt do thoái hóa có thể tiến triển-nghĩa là tổn thương sẽ tiếp tục diễn tiến xấu theo thời gian. Ngoài ra, trượt thoái hóa có thể biến chứng hẹp ống sống, chèn ép tủy sống. Nếu tình trạng hẹp ống sống nặng, và các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, chỉ định phẫu thuật sẽ cần thiết.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật thường ít cần đến trừ trường hợp nặng (độ III trở lên), tổn thương thần kinh, liệt chi hoặc thất bại điều trị bảo tồn.

Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng cho bệnh lý trượt đốt sống là “cắt bản sống” và hàn xương. Ở phương pháp này, ống sống đượi mở rộng bằng loại bỏ bản sống của đốt sống. Quá trình này được thực hiện để tạo thêm không gian cho thần kinh và giải phóng áp lực lên tủy sống. Phẫu thuật viên có thể cũng sẽ hàn đốt sống lại với nhau. Nếu có hàn xương, đa dạng các loại dụng cụ (như ốc, lồng xương, PEEK, thanh nối dọc) sẽ được cấy để thúc đẩy quá trình liên kết và hỗ trợ, ngăn ngừa mất vững cột sống

Phòng ngừa trượt đốt sống do khuyết eo

Dù không thể nào phòng ngừa được tất cả các vấn đề liên quan đến cột sống, có những việc mọi người có thể làm để giữ cho cộ sống mạnh khỏe. Phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tránh hoặc giới hạn nhựng công việc hoặc hoạt động tác động lực quá nhiều lên cột sống. Giảm cân, bắt đầu thói quen tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá và học cách vận động đúng cách có thể làm giảm thiểu rủi ro mắc phải các bệnh lý về cột sống.

Nội dung tham khảo:

Jex.com.vn

Vinmec

Trần Nguyễn Hoa Linh
Trần Nguyễn Hoa Linh

Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *