Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thoái hóa khớp chiếm khoảng 20% trong các bệnh lý về xương khớp. Đây được coi là căn bệnh có mức độ nguy hiểm và có sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của con người hiện nay. Sự ảnh hưởng điển hình nhất là gây khó khăn cho thói quen sinh hoạt hàng ngày của hơn 80% bệnh nhân được điều trị tại các khoa xương khớp và gây tỷ lệ tàn phế thuộc Top đầu trong các bệnh về xương khớp.
Vậy thoái hóa khớp là gì?
Theo tiến trình tự nhiên, xương khớp của con người có những thay đổi và dần yếu đi. Sự tác động xấu của các yếu tố bên ngoài cùng với những biến đổi của quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể khiến hệ thống xương khớp làm việc quá sức và đến một lúc nào đó sẽ không đủ để đáp ứng được những hoạt động hàng ngày dẫn đến hiện tượng lão hóa.
Cấu tạo của một khớp bình thường gồm có các thành phần như sụn bao quanh khớp, xương dưới sụn, đĩa đệm, màng hoạt dịch, các bộ phận phần mềm quanh khớp như dây chằng, cơ gân và các dây thần kinh. Do tuổi tác và những tác động trong quá trình vận động của cả đời người, những cơ quan cấu tạo nên khớp cũng dần yếu đi và không đáp ứng được tối đa những chức năng vốn có của nó.
Tổn thương đầu tiên thường xảy ra ở các sụn khớp. Đây là lớp mô ở hai đầu xương giúp các xương không va chạm và cọ xát vào nhau khi vận động, chúng như một lớp bảo vệ phần xương dưới sụn để xương khớp không bị ăn mòn theo thời gian và tuổi tác của con người. Khi bị chấn thương hay một số bệnh lý về xương khớp tác động đến khiến phần sụn khớp bị tổn thương và dần yếu đi và bị ăn mòn dần.
Điểm đặc biệt của sụn khớp là các tế bào sụn không có khả năng tự phục hồi và tái tạo thêm sau khi bị tổn thương và thoái hóa. Ngoài ra, cấu tạo của sụn không có các dây thần kinh và các mạch máu nên chúng chỉ có thể được nuôi dưỡng bởi phần xương dưới sụn. Vì vậy, các sụn khớp rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian.
Sự hư hại của sụn khớp dẫn đến hàng loạt những tổn thương tiếp sau đó như tổn thương xương dưới sụn, màng hoạt dịch, các dây chằng, cơ gân và khiến dịch khớp bị khô. Đây chính là quá trình lão hóa từ từ của khớp.
Như vậy, thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp, viêm và giảm dịch nhầy bôi trơn khớp dẫn đến tình trạng khớp bị mỏng dần, giảm chức năng của khớp, hình thành các gai và khiến khớp bị biến dạng và cuối cùng dẫn đến thoái hóa.
Giật mình với những con số thống kê về bệnh thoái hóa khớp
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh lý về xương khớp chiếm từ 0.2 – 0.5% dân số thì 20% trong đó bị thoái hóa khớp, một con số không hề nhỏ.
Có đến 80% người bị thoái hóa khớp hạn chế vận động và 20% không thể làm các công việc thường ngày.
Ở Mỹ, thoái hóa khớp chiếm khoảng 80% ở những người trên 55 tuổi và có khoảng 12% dân số từ 25-75 tuổi có biểu hiện lâm sàng và triệu chứng của thoái hóa khớp.
Ở Pháp, thoái hóa khớp chiếm 28% các bệnh về xương khớp. Trong khi con số này tại Việt Nam là 10,41%.
Thoái hóa khớp có sự liên quan chặt chẽ đến tuổi tác, mà cụ thể là tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới:
- 15 – 44 tuổi: 5% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- 45 – 64 tuổi: 25 – 30% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 65 tuổi: 60 – 90% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 65 tuổi: 60% có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 80 tuổi: 85% có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Giới tính hay yếu tố cơ địa cũng ảnh hưởng đến thoái hóa khớp
Theo thống kê, toàn thế giới hiện có khoảng 9,6% nam giới và 18% nữ giới trên tuổi 60 mắc bệnh thoái hóa khớp.
Tại Mỹ, tỷ lệ thoái hóa khớp ở nữ trên 60 tuổi là 34% và nam 31%.
Ở châu Á, Trung Quốc có tỷ kệ thoái hóa khớp là 43% nữ và 21,5% nam trên 60 tuổi. Tương tự ở Nhật Bản, có 30% nữ và 11% nam trên 50 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp.
Cũng theo khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, bệnh xương khớp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng riêng với bệnh thoái hóa khớp thường chủ yếu gặp ở những người trung niên và cao tuổi và phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Cụ thể, những phụ nữ trên 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 1.5 – 2 lần nam giới.
Các bệnh thoái hóa khớp thường gặp
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào trên cơ thể. Nhưng các bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất là thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp bàn chân, bàn tay, thoái hóa khớp háng…Trong đó, thoái hóa cột sống được xem là căn bệnh hàng đầu của bệnh thoái hóa về xương khớp.
Có thể nói, thoái hóa khớp là căn bệnh hàng đầu về cả mức độ phổ biến và nguy hiểm của nó. Đây đang là mối bận tâm lớn của tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Thoái hóa khớp được xem là căn bệnh của tuổi già và diễn biến theo quy luật tự nhiên cùng với thời gian. Nhưng không phải vì thế mà tuổi tác là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thoái hóa khớp. Thực tế, đang ngày càng có nhiều người trẻ bị thoái hóa khớp sớm do nhiều yếu tố khác gây nên như di truyền, cơ địa, chấn thương hay một số bệnh lý về xương khớp.
Vậy thoái hóa khớp bao gồm những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Tuổi tác
Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp thường xuất hiện theo tuổi tác, tuổi càng cao thì nguy cơ bị thoái hóa khớp càng lớn. Khi về già, xương khớp trở nên yếu đi và không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tình trạng khớp bị ăn mòn dần, dịch khớp cũng bị khô khiến khớp không còn tính đàn hồi như trước, các vận động trở nên khó khăn hơn.
Dưới đây là những con số chứng minh cho tuổi tác có liên quan trực tiếp đến bệnh thoái hóa khớp (theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới):
- 15 – 44 tuổi: 5% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- 45 – 64 tuổi: 25 – 30% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 65 tuổi: 60 – 90% người mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 65 tuổi: 60% có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
- > 80 tuổi: 85% có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Di truyền
Các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp được xác nhận có liên quan đến yếu tố di truyền. Khi bố mẹ hay ông bà mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ con cháu bị bệnh này cũng rất cao.
Các yếu tố liên quan đến cấu trúc của xương như độ dài, độ dày, mật độ phân bố và kích thước ở các thành viên trong một gia đình có sự tương quan với nhau, nhất là ở bố mẹ và con cái. Đây là lý do giải thích cho hiện tượng di truyền của bệnh thoái hóa khớp.
Cũng theo điều tra và nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Anh đã phát hiện Gen di truyền là một trong các nguyên nhân gây viêm xương khớp, thoái hóa khớp. Theo đó, những người mang yếu tố di truyền về các bệnh xương khớp thường có enzyme MMP13, một loại enzyme làm tăng mức độ phá hủy sụn khớp.
Thừa cân béo phì
Tình trạng thừa cân béo phì tạo áp lực lên các cơ xương khớp, gây viêm, sưng đau và chèn ép các mạch máu, dây thần kinh. Từ đó khiến việc nuôi dưỡng khớp bị ảnh hưởng, việc cung cấp lượng máu và oxy bị trì trệ, lâu dần dẫn đến khớp bị thoái hóa.
Theo thống kê, béo phì làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp lên gấp 4 đến 5 lần, nhất là thoái hóa khớp gối. Khi bị béo phì, trọng lượng cơ thể quá tải tác động lên các sụn khớp khiến cho sụn khớp bị vỡ, nứt và viêm. Hoặc việc thừa mỡ trong cơ thể làm tăng tổng hợp hormone và yếu tố tăng trưởng trong quá trình chuyển hóa khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương và thoái hóa.
Cũng theo các nghiên cứu, thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, từ các khớp lớn như cột sống, đốt sống cổ, khớp gối, khớp háng cho đến các chi nhỏ như ngón tay, ngón chân.
Như vậy, bên cạnh là thủ phạm hàng đầu gây nên các bệnh lý về tim mạch thì béo phì còn làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp rất cao.
Chấn thương
Các tai nạn hay chấn thương trong quá trình lao động, làm việc, chơi thể thao đều khiến sụn, xương và hệ thống các phần mềm như dây chằng, cơ, gân, đĩa đệm bị thương tổn. Lâu ngày không được chữa trị kịp thời dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.
Theo các chuyên gia y tế, chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp. Các chấn thương, từ nhỏ đến lớn nếu bị bỏ qua và không được khắc phục kịp thời lâu ngày có thể gây nên tình trạng viêm và tổn thương cho các khớp và thành phần quanh khớp.
Trong các chấn thương thường gặp thì gãy xương và bong gân là hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời. Xương khớp và các thành phần bao gồm cơ gân và dây chằng, sụn khớp đều bị tổn thương và yếu dần đi. Trong khi chúng chưa được điều trị để lành lại thì lại phải đáp ứng cho các hoạt động thường ngày nên việc bị hư hại trầm trọng và dẫn đến thoái hóa là điều dễ thấy.
Dị dạng bẩm sinh
Nhiều người khi mới sinh ra hoặc khi tuổi còn nhỏ bị các dị dạng, khuyếm khuyết về xương khớp thì sau này dễ bị thoái hóa khớp sớm hơn những người khác.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên thì thoái hóa khớp còn có thể được gây ra bởi một trong những nguyên nhân như bệnh đái tháo đường, bệnh lý thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ hay việc thiếu hụt vitamin D…
Nguyên nhân thoái hóa khớp rất đa dạng. Hiểu đúng những nguyên nhân này góp phần giúp chúng ta phòng ngừa cũng như làm chậm tiến trình thoái hóa của xương khớp, bảo vệ cho hệ thống nâng đỡ cực kỳ quan trọng này của cơ thể.
Với tỷ lệ 80% người bệnh bị hạn chế vận động và 20% không thể làm các công việc thường ngày cùng với tỷ lệ bệnh nhân bị tàn phế đang tăng lên từng ngày đã đưa thoái hóa khớp trở thành một trong những căn bệnh xương khớp nguy hiểm nhất hiện nay. Nhiều phương pháp chữa trị đã được đưa ra nhằm điều trị các triệu chứng và làm chậm đi quá trình lão hóa, đồng thời hỗ trợ và cải thiện đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Với bất kỳ một triệu chứng nào nghi ngờ của bệnh thoái hóa khớp cần được thăm khám ngay để bác sĩ có thể chẩn đoán, kết luận và đưa ra phương pháp điều trị cho người bệnh.
Giai đoạn đầu:
Đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu hay đau do những nguyên nhân thông thường thì vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng. Bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp như châm cứu, massage, bấm huyệt, diện chẩn của Đông y. Hay chiếu tia lazes, tia hồng ngoại, dùng sóng ngắn, điện từ của Tây y…
Giai đoạn bệnh nặng:
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, việc dùng thuốc hay nhờ đến phương pháp phẫu thuật là điều cần thiết.
Dùng thuốc:
Thuốc thường được dùng là các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay giãn cơ, các loại kháng sinh trong Tây y. Nhưng hãy chú ý những tác dụng phụ của thuốc để tránh việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách. Chúng có thể ảnh hưởng không tốt cho gan, thận và gây viêm loét dạ dày.
Riêng với Đông y, thuốc được dùng là những bài thuốc dân gian hay các thuốc được bào chế từ những thảo dược trong thiên nhiên. Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp thường được nhiều người áp dụng hơn bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài của nó.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Việc phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm những cơn đau do thoái hóa gây ra. Trong phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa khớp có thể dùng các phương pháp như chỉnh khớp, cấy ghép tế bào gốc hay thay khớp hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật trong điều trị thoái hóa khớp thường có chi phí rất cao, thời gian bình phục cũng lâu hơn và có thể gây ra những biến chứng sau phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân thường được cân nhắc kỹ trước khi đưa ra kết luận có nên phẫu thuật hay không.
Muốn điều trị mang hiệu quả lâu dài, ít tốn kém và an toàn thì các bệnh nhân nên tìm đến những phương pháp của y học cổ truyền. Dù thời gian điều trị có thể dài hơn Tây y nhưng kết quả nó mang lại lại khiến bệnh nhân hài lòng hơn rất nhiều.
Tự phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Bệnh thoái hóa khớp tuy là một căn bệnh theo quy luật tự nhiên nhưng chúng ta cũng có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp bằng những cách dưới đây:
Chế độ vận động và làm việc:
Hạn chế những vận động quá mạnh hay vận động sai tư thế cho hệ thống xương khớp. Việc vận động quá mạnh hay thậm chí lười vận động đều khiến xương khớp dễ bị tổn thương và thoái hóa sớm. Vì vậy, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế và giữ nhịp sống luôn thoải mái sẽ giúp xương khớp được khỏe mạnh hơn.
Thường xuyên luyện tập những bài thể dục, đặc biệt dành riêng cho xương khớp và chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay tập dưỡng sinh, yoga…sẽ rất tốt cho hệ thống tim mạch và xương khớp, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cân nặng:
Kiểm soát cân nặng và trọng lượng cơ thể cũng là việc làm cần thiết để phòng bệnh thoái hóa khớp. Khi cân nặng được kiểm soát thì sẽ giảm áp lực cho cơ gân khớp, giúp quá trình trao đổi khí và dinh dưỡng được thông suốt hơn.
Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp. Để phòng ngừa thoái hóa khớp, chúng ta nên bổ sung các thức ăn giàu canxi, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B1, B12, B6, các thực phẩm giàu omega 3 như trứng, sữa, các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu hay một số loài cá biển… Hạn chế rượu bia, thuốc lá và những thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Chúng ta theo tiến trình của tuổi tác cũng như tình trạng sức khỏe của từng người đều không thể tránh khỏi hiện tượng thoái hóa khớp. Nhưng mọi người hoàn toàn có thể hạn chế và làm chậm đi tiến trình này bằng cách trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về bệnh để chủ động phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời khi bệnh tìm đến.
Nguồn tham khảo:
https://jex.com.vn/thoai-hoa-khop/benh-a43.html
http://benhvien108.vn/thoai-hoa-khop-o-nguoi-cao-tuoi.htm
https://tamanhhospital.vn/thoai-hoa-khop/
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể