Theo thống kê vào năm 2018, hơn 10 triệu người trưởng thành Hoa Kỳ đang bị loãng xương. Số liệu này cho thấy loãng xương không phải là bệnh lý xa lạ. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn còn khá thờ ơ với loãng xương, chưa hiểu được những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe. Bài viết dưới đây của Sachainchi VN sẽ cung cấp một số thông tin nổi bật về loãng xương và cách cách phòng ngừa hiệu quả.
Loãng xương là gì?
Loãng xương còn được gọi là xốp xương. Bên trong xương có những khoảng trống nhỏ giống như tổ ong. Loãng xương khiến kích thước những khoảng trống này tăng lên đáng kể, xương dần mất đi sức mạnh, mật độ khoáng chất trong xương suy giảm, xảy ra gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ, vận động sai tư thế. Người bị loãng xương có vùng xương ở hông, cổ tay, cột sống dễ bị tổn thương, gãy.
Loãng xương có thể xảy ra ở nam, nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á – đặc biệt đã qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

Nguyên nhân gây loãng xương
Xương chúng ta luôn trong trạng thái đổi mới – xương cũ bị phá vỡ và xương mới được tạo ra. Khi còn nhỏ, quá trình tạo xương mới nhanh hơn so với sự phân hủy xương cũ, theo đó khối lượng xương tăng lên. Sau 20 tuổi, quá trình tạo xương diễn ra chậm lại, khối lượng xương đạt đỉnh vào khoảng năm 30 tuổi. Theo thời gian, chúng ta già đi, sự tạo xương chậm hơn so với mất xương khiến xương dần yếu đi gây hạn chế khả năng vận động.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương bao gồm:
Tuổi tác: Tuổi tác ngày càng cao, quá trình tạo xương không theo kịp sự phân hủy xương, nguy cơ loãng xương tăng lên. Theo thống kê toàn cầu của Tổ chức Loãng xương Quốc tế, khoảng 1/10 phụ nữ 60 tuổi bị loãng xương, trong khi 1/5 phụ nữ 80 tuổi mắc bệnh loãng xương.
Suy giảm nội tiết tố sinh dục: Nồng độ nội tiết tố sinh dục nam/nữ là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ thúc đẩy bệnh loãng xương, đẩy nhanh quá trình mất xương.
Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn ít Canxi và khoáng chất thiết yếu làm giảm mật độ xương, mất xương, loãng xương. Lười vận động cũng khiến mật độ xương thấp, hệ xương khớp kém linh hoạt tạo điều kiện để hình thành loãng xương. Việc uống rượu và hút thuốc lá quá mức cũng góp phần khiến xương yếu, giảm mật độ xương, loãng xương.
Bệnh tật: Bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng khiến hoạt động sản sinh nội tiết tố diễn ra quá mức cũng là tác nhân gây loãng xương. Trường hợp mắc các bệnh lý co giật, trào ngược dạ dày, ung thư, viêm ruột, bệnh gan, thận… rất dễ bị loãng xương. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc điều trị bệnh lý sử dụng prednisone và cortisone gây cản trở quá trình xây dựng xương.
Dấu hiệu nhận biết loãng xương
Hầu như không có dấu hiệu điển hình trong giai đoạn đầu của quá trình mất xương. Một số người có thể bị tụt nướu, giảm sức nắm ở tay, móng tay yếu và dễ gãy. Khi xương suy yếu rõ rệt hơn, họ có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Đau lưng, đau cổ do đốt sống bị gãy hoặc xẹp
- Chiều cao giảm dần theo thời gian
- Khom lưng khi đi, không hoặc rất khó để duỗi thẳng cột sống hoàn toàn
- Xương yếu và dễ gãy hơn nhiều dù chỉ va chạm rất nhẹ
Tác động của loãng xương đối với cuộc sống
Loãng xương diễn ra âm ỉ, đến khi bộc phát ra ngoài với các triệu chứng rõ rệt thì nhiều người mới nhận ra rằng mình đã trở thành mục tiêu của căn bệnh này cùng với đó là những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
- Xương yếu và không còn khả năng tự bảo vệ trong trường hợp va chạm. Các vùng vương chịu lực và vận động nhiều trong cơ thể như: Xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, cẳng chân dễ bị rạn, nứt, gãy dù chỉ va chạm nhẹ. Gãy xương gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động, thậm chí có thể giảm tuổi thọ, tử vong.
- Không thể làm việc nặng, ảnh hưởng đến công việc, thu nhập, trở thành gánh nặng cho gia đình.
- Hình thành tâm lý và thói quen ít vận động, sợ vận động hoặc va chạm nên luôn trong trạng thái lo sợ, hoang mang.
- Người bị loãng xương có nguy cơ biến chứng, hình thành bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, viêm phổi… Một số biến chứng khác của bệnh loãng xương gồm lún cột sống, cong xương, cong ống chân, vẹo cột sống, giảm chiều cao…
Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Loãng xương có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng ta không có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Để phòng ngừa loãng xương, cần chú ý các yếu tố quan trọng sau:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung các dưỡng chất giúp củng cố hệ xương chắc khỏe như: Canxi, Vitamin D, protein là cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Đây đều là những thành phần quan trọng, trực tiếp tham gia vào cấu trúc xương (Canxi, protein) và tăng khả năng hấp thụ khoáng chất (vitamin D) của cơ thể. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể. Những thực phẩm tốt cho xương bao gồm:
- Sữa tươi
- Sữa chua
- Tôm
- Cua
- Cá
- Thịt gà
- Trứng gà
- Rau bina
- Bông cải xanh
- Các loại đậu
- Các loại hạt


Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý
Cân nặng thấp là dấu hiệu của thiếu hụt dinh dưỡng, có nguy cơ mất xương và gãy xương. Thừa cân, béo phì gây áp lực cho hệ xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương khi va chạm. Đây đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh loãng xương và hệ xương khớp. Thường xuyên theo dõi cân nặng và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp vừa tốt cho xương vừa tốt cho sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thể thao xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương. Thói quen vận động được hình thành từ khi còn trẻ và duy trì trong suốt đời giúp cơ thể nhận được nhiều lợi ích, bao gồm cả việc giảm nguy cơ loãng xương và mắc bệnh xương khớp.

Các bạn có thể kết hợp các bài tập rèn luyện sức bền như chạy bộ, leo cầu thang, nhảy dây, các môn thể thao với bóng tác động mạnh đến xương chân, hông và cột sống dưới. Các bài tập tăng bằng như thái cực quyền là lựa chọn phù hợp để giảm nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi.
Các bạn có thể tập luyện thể thao hằng ngày với thời lượng khoảng 45-60 phút để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa loãng xương.
Tuổi tác có thể khiến chúng ta đều phải đối mặt với loãng xương. Tuy nhiên, chế độ sinh hoạt khoa học là giải pháp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả, giúp chúng ta thoải mái vận động, lao động, học tập.
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể