Bật mí những kiến thức ít ai biết về tăng chiều cao

Để hiểu rõ hơn về quá trình tăng chiều cao, chúng ta cần tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Bằng việc nắm vững kiến thức này, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để đầu tư vào việc tăng chiều cao từ sớm. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về tăng chiều cao mà bạn cần biết từ Sachainchi VN.

Trong quá trình phát triển chiều cao, con người trải qua ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn bào thai, 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì. Trên hành trình này, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và chúng ta cần hiểu và thực hiện giải pháp phù hợp để đạt được kết quả tối ưu. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao? Làm thế nào để tận dụng cơ hội phát triển chiều cao thành công?

Tuyến yên đóng vai trò quan trọng

chieu-cao-duoc-quyet-dinh-boi-nhung-yeu-to-nao
Chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố

Tuyến yên là gì? Chức năng của tuyến yên

Tuyến yên là một cơ quan nằm ở sàn não, có kích thước nhỏ bằng hạt đậu. Tuyến yên gắn liền với vùng dưới đồi ở não, được bảo vệ bởi một cấu trúc xương. Tuyến yên được chia làm 2 phần gọi là thùy trước và thùy sau. Cả hai phần của tuyến yên đều hoạt động nhằm mục đích giải phóng các nội tiết tố đến cơ quan cần thiết.

Thùy trước của tuyến yên sản xuất 7 loại hormone, thùy sau sản xuất 2 loại hormone. Sau khi đi vào máu và được chuyển đến các cơ quan, hormone điều tiết các hoạt động của cơ thể,  đóng vai trò tăng tốc độ chuyển hóa. Tuyến yên là nơi kiểm soát các tuyến nội tiết tố, điều khiển nhiều hoạt động chính.

Vai trò của tuyến yên với phát triển chiều cao

Với chức năng sản sinh nội tiết tố, tuyến yên cũng giải phóng hormone tăng trưởng. Loại hormone này xuất hiện ở mọi hoạt động trong ngày, đặc biệt với số lượng nhiều khi cơ thể đạt trạng thái sâu giấc (khoảng 23h00 – 1h00). Hormone tăng trưởng tác động lên hầu hết các tế bào mô của cơ thể, trong đó có các mô sụn nhằm kích thích phát triển chiều cao.

Hormone tăng trưởng còn tương tác với somatomedin trong quá trình chuyển hóa protein, kết hợp sulfat để tạo keo trong sụn. Quá trình kết hợp này diễn ra trong trao đổi chất, giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng để phát triển chiều cao tối đa.

vai-tro-cua-tuyen-yen-doi-voi-chieu-cao
Tuyến yên giải phóng hormone tăng trưởng thúc đẩy chiều cao phát triển

Công dụng của hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng tham gia vào quá trình sửa chữa tế bào, trao đổi chất và ở hầu hết hoạt động thể chất. Hormone tăng trưởng cũng hỗ trợ phát triển cơ bắp, cung cấp năng lượng và sức mạnh để nâng cao hiệu suất vận động, đồng thời phục hồi chấn thương. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp kích thích sản sinh hormone tăng trưởng tự nhiên, an toàn.

“Mảng phát triển” trong mô sụn giúp tăng chiều cao

Sụn khớp tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng chiều cao. Tại sụn khớp có một số thành phần cấu tạo nên mô sụn được gọi là các “mảng phát triển”. Thành phần này có khả năng tái tạo và nhân đôi, từ đó chiều cao tăng lên. Mảng phát triển sẽ hoạt động trong suốt thời gian từ khi chào đời đến khi kết thúc dậy thì.

Trên thực tế, mảng phát triển này tái tạo và nhân đôi mạnh mẽ nhất ở giai đoạn dậy thì, sau đó tốc độ bắt đầu chậm lại và ngừng hẳn. Đây cũng là lý do chiều cao của mỗi người chỉ có thể phát triển đến khoảng 20 tuổi, hoặc một số trường hợp dậy thì muộn có thể kéo dài đến tuổi 22.

Khả năng tái tạo của các mảng phát triển ở mô sụn khớp chịu tác động của hormone tăng trưởng và sự chuyển hóa chất trong cơ thể. Để các mảng phát triển hoạt động thuận lợi, cơ thể cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời chịu tác động bởi các lực giãn cơ đến từ vận động hằng ngày.

Chiều cao sẽ ngừng phát triển khi cốt hóa xương

sun-khop-anh-huong-den-chieu-cao
Sụn khớp là vị trí phát triển kéo theo tăng chiều cao

Cốt hóa xương là gì?

Hầu hết mọi quá trình phát triển ở xương đều biến đổi từ dạng mô liên kết sang dạng rắn đặc. Xương ở giai đoạn cuối cùng gọi là cốt hóa, tức là từ thời điểm cốt hóa, xương sẽ không phát triển thêm được nữa, đồng nghĩa với chấm dứt tăng chiều cao. Cốt hóa ở xương có hai dạng:

  • Cốt hóa sụn: Thành phần chất cơ bản của mô liên kết biến thành sụn, phần sụn này sau đó biến thành xương.
  • Cốt hóa trực tiếp: Cũng là chất cơ bản của mô liên kết nhưng ngấm Canxi và biến thành xương, gọi là xương màng.

Cốt hóa xương diễn ra như thế nào?

Từ khi chào đời đến hết tuổi dậy thì, phần sụn ở vị trí tiếp hợp đầu xương và đầu thân xương dài liên tục tăng trưởng. Phần sụn này có nhiều lớp, lớp sụn mới sẽ xuất hiện thay thế cho lớp sụn bị Canxi hóa.

Các lớp sụn càng nhiều, càng thích thích kéo dài xương. Khi kết thúc dậy thì, bước sang giai đoạn trưởng thành, phần sụn này bắt đầu hàn gắn, cố định xương, như vậy xương gần như không dài ra thêm nữa.

Những yếu tố tác động đến cốt hóa xương

Việc xác định cốt hóa xương có thể dựa vào phim chụp X-Quang. Thời điểm cốt hóa xương ở mỗi người cũng có sự khác nhau, tùy vào thể trạng, thời gian bắt đầu và kết thúc dậy thì.

Trong quá trình phát triển, hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến việc cốt hóa xương. Bên cạnh đó, quá trình cốt hóa ở xương còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố như dinh dưỡng, tập luyện, tình trạng xương sụn…

hormone-tang-truong-quyet-dinh-den-chieu-cao
Hormone tăng trưởng cũng quyết định thời điểm cốt hóa xương

Thói quen sinh hoạt lành mạnh là bí quyết “vàng” tăng chiều cao

Để tuyến yên và các sụn khớp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và an toàn, thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Theo đó, một lối sống khoa học, lành mạnh giúp cơ thể đạt đủ điều kiện để tăng trưởng chiều cao dễ dàng. Cụ thể:

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

Các sụn khớp sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và tối đa nếu được nuôi dưỡng bởi nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng và phù hợp. Chế độ ăn uống hằng ngày cần được chú ý đủ nhóm chất: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đây là những dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, chuẩn bị cho sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Protein là thành phần chính xây dựng cấu trúc của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ xương khớp. Việc bổ sung lượng chất béo vừa đủ cũng là cơ sở để phát triển toàn diện về mặt thể chất.

Ngoài ra, hệ xương còn cần một lượng vitamin và khoáng chất như Canxi, Kẽm, Magie, Vitamin D, Photpho… Những chất này có thể bổ sung thông qua các món ăn hằng ngày.

Duy trì thói quen vận động

Khi vận động, cơ thể sản sinh một lượng hormone tăng trưởng, đồng thời tăng trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng nuôi dưỡng xương. Các loại lực kéo, lực ép, giãn cơ… trong tập luyện ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và cấu tạo của hệ xương.

Do đó, thói quen vận động được xem chất xúc tác kích thích xương phát triển một cách tự nhiên.

Chăm sóc giấc ngủ

cham-soc-giac-ngu-giup-tang-chieu-cao
Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện hơn

Theo báo Tuổi Trẻ (dẫn nguồn Reuters), các giáo sư đại học Wisconsin, Madison xác nhận 90% sự phát triển xương của trẻ diễn ra vào ban đêm, khi trẻ đang ngủ.

Điều này lý giải việc trẻ có thể bị đau nhức xương khớp trong lúc ngủ bởi các phần sụn đầu xương đang phát triển. Để tăng chiều cao thành công, trẻ cần đầu tư cho giấc ngủ đủ cả về chất và lượng. Một số lưu ý khi ngủ cần tuân thủ như: Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ngủ trước 22 giờ, không sử dụng máy tính và điện thoại di động trước khi ngủ…

Chiều cao rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, những đầu tư chăm sóc ngay từ sớm là điều kiện để bạn sở hữu chiều cao lý tưởng sau này. Trên đây là những thông tin hữu ích về quá trình tăng chiều cao giúp bạn xây dựng kế hoạch phù hợp để tăng trưởng chiều cao tối đa.

Trần Nguyễn Hoa Linh

Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể

Viết một bình luận