Chiều cao không phải như cân nặng có thể tăng giảm theo ý muốn, bởi lẽ xương chỉ có thể phát triển ở khoảng thời gian nhất định. Sau đó, dù bạn có thực hiện biện pháp cải thiện nào nữa thì chiều cao vẫn không thể tăng lên.
Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa thật sự hiểu được khả năng phát triển chiều cao để có cách cải thiện hợp lý. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây của Sachainchi VN nhé!
#1 – Chiều cao chỉ phát triển đến năm 20 tuổi
20 tuổi là độ tuổi chiều cao của cả nam và nữ ngừng tăng lên. So với những năm trước đây, khoảng thời gian phát triển chiều cao đã bị rút ngắn hơn rất nhiều.
Trên thực tế, chiều cao của bạn tăng lên liên tục từ khi còn là bào thai đến lúc kết thúc giai đoạn dậy thì. Sau 20 tuổi, rất ít người có thể đạt được kết quả khi cố gắng cải thiện chiều cao của bản thân. Một số trường hợp chiều cao có thể tăng lên nhưng không đáng kể.

Sở dĩ khi bạn 20 tuổi, chiều cao không thể tăng lên được nữa là do quá trình cốt hóa sụn thành xương. Khi này, hàm lượng hormone tăng trưởng của bạn giảm xuống, các hormone khác tăng lên tác động đến quá trình tăng sinh, bồi đắp của sụn khiến chiều cao phát triển chậm dần và dừng hẳn.
Chính vì vậy, sau 20 tuổi, dù bạn cố gắng cải thiện chiều cao của bản thân bằng mọi cách, bạn sẽ rất khó đạt được kết quả như mong muốn.
Đối với một số trường hợp, khi bước qua tuổi 20, chiều cao vẫn liên tục tăng, không loại trừ trường hợp bạn đã bị mắc chứng rối loạn tiết hormone tăng trưởng khiến cơ thể phát triển bất thường. Khi này, việc đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe là điều rất cần thiết.
#2 – Có 3 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội
Trong suốt quá trình lớn lên, hệ xương bên trong cơ thể có sự tăng lên không ngừng nghỉ. Theo các nghiên cứu về chiều cao, có 3 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội. Trong đó, giai đoạn dậy thì chính là khoảng thời gian bạn không-được-bỏ-qua nếu muốn đạt chiều cao chuẩn.
Giai đoạn bào thai
Theo tiến trình phát triển của một thai nhi, từ tháng thứ tư của thai kỳ, hệ xương khớp sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nếu trong thời gian này, bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. chiều dài bào thai sẽ tăng lên nhanh chóng, tương ứng với các mốc sau đây:
- Tuần thứ 20: Bào thai đạt 25cm.
- Tuần thứ 28: Bào thai 35 – 40cm (tăng thêm 10 – 15cm).
- Tuần thứ 40: Cơ thể đạt 50cm trở lên (có thể thay đổi do sự tác động của một số yếu tố).
Khi ra đời, chiều cao đạt trên 50cm thì được xem là đạt chuẩn. Kết quả đạt được trong giai đoạn này cũng phản ánh khả năng phát triển chiều cao trong 2 giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn sơ sinh
Tốc độ tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi diễn ra rất nhanh, nhanh nhất là vào thời điểm 12 tháng đầu đời.
Sau năm đầu tiên, chiều cao của bạn có thể tăng thêm 25cm, chiều cao tổng thể khi này có thể đạt 75cm. Đến khi tròn 3 tuổi, chiều cao có thể đạt khoảng 1 mét, tức là tăng thêm khoảng 20cm trong 2 năm trước đó.
Từ 3 tuổi trở đi đến khi bắt đầu dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao sẽ giữ ở mức ổn định, chỉ tăng thêm từ 6 – 7cm mỗi năm.
Giai đoạn dậy thì
Dậy thì là cơ-hội-vàng quyết định khả năng đạt chiều cao chuẩn của chính bạn. Đây là giai đoạn tất cả các yếu tố tác động đến khả năng phát triển chiều cao đều đạt mức tối đa, giúp chiều cao tăng lên nhanh chóng.
Trong dậy thì, chiều cao của nam và nữ có sự thay đổi đáng kể. Đây cũng là giai đoạn tốc độ phát triển chiều cao đạt mức “kỷ lục” trong suốt quá trình phát triển. Nếu bỏ qua giai đoạn này, chiều cao của bạn không thể nào đạt chuẩn được.
Những năm đầu tiên trong giai đoạn dậy thì, chiều cao có thể tăng lên khoảng 12 – 15cm mỗi năm. Chiều cao sẽ bắt đầu tăng chậm dần vào khoảng 16 tuổi (đối với nữ) và 17 tuổi (đối với nam). Sau đó dừng hẳn ở tuổi 20. Mọi nỗ lực tăng chiều cao sau giai đoạn này hoàn toàn vô nghĩa.

#3 – Lối sống lành mạnh giúp phát triển chiều cao nhanh chóng
Xuất phát điểm của mỗi người trên thế giới đều như nhau khi còn là bào thai đến lúc tròn 3 tuổi. Thế nhưng sau đó, chiều cao của trẻ em Việt lại thấp hơn hẳn so với trẻ em trên toàn thế giới. Điều này xuất phát từ lối sống sinh hoạt.
Phương pháp để đạt chiều cao chuẩn nhanh nhất chính là thiết lập một lối sống khoa học với những thói quen lành mạnh, dựa trên 3 yếu tố: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và môi trường.
Thực đơn ăn uống khoa học
Xây dựng thực đơn khoa học là việc làm đầu tiên, cần thiết nhất quyết định khả năng phát triển chiều cao của cơ thể. Ngoài việc quản lý khẩu phần ăn, bạn có thể theo dõi hàm lượng dinh dưỡng thông qua thực phẩm, giúp xương có đủ dưỡng chất để phát triển.
Bạn có thể xây dựng thực đơn ăn uống khoa học dựa vào 5 lưu ý dưới đây của Sachainchi VN:
- Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tăng cường sự có mặt của khoáng chất Canxi, collagen type II và vitamin D.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, nước uống có gas, cà phê, nước ngọt đóng chai,… Các sản phẩm này sẽ khiến Canxi trong xương bị bào mòn.
- Xây dựng thực đơn với 5 bữa ăn: 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ. Trong đó, bữa ăn phụ chỉ nên đơn giản như 1 ly sữa, 1 chiếc bánh bao, nửa củ khoai,…
- Sử dụng thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao là điều cần thiết nếu bạn muốn đạt chiều cao chuẩn. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng.
Thói quen vận động thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên cũng là một yếu tố quyết định khả năng phát triển chiều cao của chính bạn. Vận động cơ thể là cách để duy trì sức khỏe xương khớp, tạo điều kiện phát triển chiều cao khi còn trẻ và hạn chế các bệnh về xương khi có tuổi.
Để tận dụng tối đa tiềm năng kích thích sự phát triển chiều cao, bạn tuyệt đối không được bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Ưu tiên lựa chọn các môn thể thao có tác động lớn đến khả năng phát triển chiều cao như bơi lội, bóng chuyền, cử tạ, kéo giãn cơ,…
- Thực hiện các bài tập với mức độ phù hợp với thể trạng, tập luyện đúng cách để tránh những chấn thương có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chiều cao.
- Tuyệt đối không bỏ qua phần giãn cơ sau mỗi buổi tập luyện để các mô cơ, xương có thời gian giãn nở, tạo điều kiện bồi đắp dinh dưỡng.
- Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút – 1 tiếng vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều để vận động. Đồng thời, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học đã lập phía trên.
Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc là hai nguyên tắc quan trọng để phát huy khả năng phát triển chiều cao ở mức cao nhất.
Giấc ngủ là khoảng thời gian để các tế bào trong cơ thể thải độc tố, tạo nguồn năng lượng mới để hoạt động. Đồng thời, giấc ngủ cũng là khoảng thời gian, hormone tăng trưởng tiết ra ở mức tối đa nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của xương.
Để giúp bạn có một giấc ngủ ngon, tận dụng triệt để lợi ích của giấc ngủ đối với chiều cao, Sachainchi VN có một vài lưu ý dành cho bạn:
- Hormone tăng trưởng được tiết nhiều nhất vào lúc 23 giờ – 1 giờ sáng, khi bạn ở trạng thái ngủ sâu. Do đó, bạn cần đi ngủ trước 10 giờ đêm để có thể tận dụng “khung giờ vàng” này.
- Tư thế ngủ ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao. Bạn nên thực hiện các tư thế ngủ như nằm ngửa, nằm nghiêng, tránh nằm sấp, co gập người.
- Để có giấc ngủ ngon cần chú ý đến chất lượng phòng ngủ: không gian yên tĩnh, đèn ngủ màu dịu nhẹ, cách âm tốt và nhiệt độ phù hợp (18 – 20 độ C).
- Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt hoặc uống nước có gas. Nên ăn 1 – 2 muỗng hạt hoặc uống 1 cốc sữa ấm cách 1 – 2 tiếng trước khi ngủ.
Phía trên đây là 3 yếu tố tạo nên lối sống lành mạnh và cũng là 3 yếu tố mang tính chất quyết định đối với khả năng đạt chiều cao chuẩn của bạn. Hãy thiết lập lối sống khoa học với 3 thói quen lành mạnh phía trên để đạt được tốc độ phát triển chiều cao tối đa ở giai đoạn dậy thì.

#4 – Hormone tăng trưởng có tác động lớn đến chiều cao
Hormone tăng trưởng sản sinh liên tục trong suốt quá trình phát triển thể chất. Hormone tăng trưởng cũng là yếu tố quyết định khả năng phát triển chiều cao của một người.
Hormone tăng trưởng tham gia xuyên suốt vào quá trình phát triển chiều cao với các chức năng chính như:
- Kích thích sự phát triển mô sụn.
- Kích thích trao đổi chất.
- Duy trì sự cân bằng giữa mô cơ và mô mỡ.
3 chức năng này đã tạo điều kiện thuận lợi, kích thích sự tăng sinh và bồi đắp của mô sụn giúp xương dài ra, từ đó chiều cao của bạn được tăng lên. Vào cuối giai đoạn dậy thì, hàm lượng hormone tăng trưởng sẽ giảm dần, chiều cao khi này cũng có dấu hiệu ngừng phát triển.
Nhiều người vì không đạt chiều cao chuẩn nên đã lựa chọn việc tác động vào hormone tăng trưởng bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng.
Trên thực tế, hormone tăng trưởng là protein dễ bị phân hủy, nên bổ sung theo dạng viên bằng đường uống hoàn toàn không mang lại bất kỳ tác dụng nào đối với cơ thể.
Ngược lại, nhiều người đã qua độ tuổi phát triển chiều cao nhưng vẫn lựa chọn bổ sung hormone tăng trưởng bằng cách tiêm trực tiếp vào mạch máu với mong muốn cải thiện điều này. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, khi xương đã đóng khớp thì việc dùng bất kỳ cách tăng chiều cao nào cũng không mang lại hiệu quả.
Đó là chưa kể, việc tiêm hormone tăng trưởng có thể giúp chiều cao của bạn tăng lên tức thời nhưng về lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chính bạn: gây ra như phù nề, sưng đau khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, thậm chí là tử vong.
Có 2 cách kích thích sự sản sinh hormone tăng trưởng sản sinh ở mức độ cao nhất chính là tập thể dục và ngủ đúng giờ, đủ giấc.
#5 – Chiều cao sẽ giảm đi khi bạn 40 tuổi
Từ năm 40 tuổi trở đi, cơ thể sẽ trải qua quá trình già cả tự nhiên. Đây cũng là giai đoạn, chiều cao của bạn sẽ giảm đi. Trung bình mỗi năm, bạn có thể mất khoảng 0.1% – 0.5% lượng xương.
Quá trình hình thành và phát triển của xương trải qua 5 giai đoạn: Hình thành – phát triển – cân bằng – mất xương và lão hóa. Giai đoạn mất xương sẽ bắt đầu hình thành vào năm 35 tuổi và kéo dài đến khoảng 70 – 80 tuổi. Thông thường, bạn có thể mất khoảng 1 – 2cm trong mỗi thập kỷ sau tuổi 40.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu về quá trình lão hóa, trung bình phụ nữ có thể giảm 5cm từ 30 – 70 tuổi và tổng cộng 7.5cm ở tuổi 80. Tốc độ giảm chiều cao của nam giới diễn ra chậm hơn, khoảng 2,5cm từ 30 – 40 tuổi và tổng cộng 5cm khi đến tuổi 80.
Sở dĩ, chiều cao giảm đi ở độ tuổi này là do các đĩa đệm cột sống bị mất nước và bắt đầu co lại. Đối với những người loãng xương tình trạng này diễn ra rõ rệt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tình trạng này thông qua việc tập luyện thể thao.

Hiểu biết để đạt chiều cao chuẩn
Để đạt được chiều cao chuẩn, bạn cần phải hỏi rõ những điều quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Bằng cách nắm được 5 điều trên, Sachainchi VN nghĩ rằng bạn đã dự tính được kế hoạch cải thiện chiều cao của mình.
Tất cả mọi cách tăng chiều cao đều xoay quanh 1 điều cơ bản nhất chính là lối sống khoa học với 3 thói quen lành mạnh: ăn đủ chất, vận động đều đặn và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, tuyệt đối không-được-bỏ-qua giai đoạn dậy thì để tăng cường khả năng phát triển chiều cao ở mức tối đa.
Chúc bạn sớm đạt được chiều cao lý tưởng và nhớ báo tin vui này đến Sachainchi VN nhé!
- Tin liên quan: Uống sữa lúc nào để tăng chiều cao tốt nhất
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể