Hút thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?

Chiều cao chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày. Để đạt được chiều cao như mong muốn, bạn cần phải loại bỏ ngay những yếu tố gây cản trở. Một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao chính là thuốc lá. Hãy cùng Sachainchi.vn tìm hiểu xem hút thuốc lá tác động thế nào đến tiến trình tăng trưởng của thanh thiếu niên qua bài viết dưới đây.

Thành phần của thuốc lá

Thuốc lá được tạo nên bởi nhiều thành phần khác nhau, có thể kể đến:

Nicotine

Nicotine được tìm thấy trong tất cả các sản phẩm thuốc lá và một số chất lỏng thuốc lá điện tử. Chất nicotine tạo ra cảm giác sảng khoái và thư giãn tạm thời. Chúng cũng khiến nhịp tim tăng lên và tăng lượng oxy mà tim sử dụng. Nicotine sau khi đi vào cơ thể sẽ gây tăng endorphine – chất giảm đau, căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Cơ thể chúng ta hấp thụ rất nhanh nicotine vào máu và đến não. Nồng độ nicotine đạt đỉnh sau khi đi vào cơ thể làm cho người hút thuốc cảm thấy dễ chịu.

Nicotine cũng làm tăng mức dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó, người hút có cảm giác vui vẻ hơn trong thời gian ngắn. Hấp thụ nhiều nicotin thông qua thuốc lá có thể làm suy giảm khả năng nhận thức, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Chất nicotine tác động tiêu cực đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp…

hut-thuoc-la-co-hai-cho-qua-trinh-phat-trien-chieu-cao
Hút thuốc lá có hại cho quá trình phát triển chiều cao

Carbon monoxide

Carbon monoxide là một loại khí không màu, không mùi, không vị được tạo ra khi bạn hút thuốc. Khi khí carbon monoxide đi vào phổi qua hơi thở, nó sẽ liên kết với huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu để tạo ra carboxyhemoglobin, sau đó được vận chuyển vào máu. Lúc này, cơ thể bạn sẽ thay thế oxy trong các tế bào hồng cầu bằng carbon monoxide

Carbon monoxide liên kết với huyết sắc tố nhanh hơn nhiều so với oxy (nhanh hơn khoảng 200 lần). Vì vậy, khi CO có mặt trong phổi, nó sẽ giành được vị trí trên các tế bào hồng cầu. Quá trình này làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu. Thiếu oxy trong tế bào cũng buộc tim phải làm việc nhiều hơn để phân phối oxy đi khắp cơ thể, từ đó gây ra bệnh tim, bao gồm đau tim và xơ vữa động mạch

Độ bão hòa carbon monoxide trong máu trên 1% có thể gây ra các triệu chứng thực thể như:

  • Làm tăng nhịp tim.
  • Giảm hiệu suất khi tập thể dục thể thao.
  • Nhức đầu và làm rối loạn thị giác.

Hắc ín

Hắc ín là một loại chất dính màu nâu khiến răng và ngón tay của người hút thuốc có thể chuyển sang màu vàng nâu. Hắc ín chứa các hạt gây ung thư rất nguy hiểm cho con người. Hắc ín gây hại cho phổi bằng cách thu hẹp các ống nhỏ (tiểu phế quản) làm giảm khả năng hấp thụ oxy. Chúng cũng làm hư hại những sợi lông nhỏ (lông mao) giúp bảo vệ phổi khỏi bụi bẩn và nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến một loạt các bệnh về phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

thuoc-la-chua-nhieu-chat-doc-hai-cho-co-the
Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể

Hóa chất độc hại

Một số hóa chất độc hại có trong thuốc lá như benzen, asen và formaldehyde. Benzen là một loại chất gây ung thư quen thuộc được tìm thấy trong thuốc diệt sâu bọ. Nồng độ benzen trong thuốc lá khá cao, khi xâm nhập vào cơ thể làm hại nhiều cơ quan quan trọng. Trong khi đó, formaldehyde gây kích ứng họng, mũi, mắt của người hút thuốc. Đó là lý do, những người thường xuyên hút thuốc sẽ kéo theo viêm mũi, viêm họng và thị lực giảm.

Hút thuốc lá có kìm hãm sự phát triển chiều cao không?

Câu trả lời là CÓ, bởi thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại gây hại cho cơ thể. Những chất độc này khi đi vào cơ thể sẽ gây biến đổi chất, cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng, gây hại cho nhiều cơ quan quan trọng trong đó có xương. Các chất độc hại trong thuốc lá có khả năng kìm hãm quá trình tái tạo của xương, thậm chí làm bạn mất xương hoặc loãng xương trong thời gian ngắn. Xương không có đủ dưỡng chất sẽ yếu dần, khó tăng trưởng về chiều dài.

Khớp của những người hút thuốc cũng yếu, nguy cơ viêm khớp dạng thấp cũng đáng kể. Tác động tiêu cực lên các cơ quan như tim, phổi, tiêu hóa… khiến thanh thiếu niên kém khỏe mạnh. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng suy giảm, cho dù bạn ăn uống khoa học cũng khó phát triển chiều cao hết tiềm năng.

Tác hại của thuốc lá đối với sự phát triển chiều cao?

thuoc-la-kim-ham-kha-nang-phat-trien-chieu-cao
Thuốc lá kìm hãm khả năng phát triển chiều cao

Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng

Các chất độc hại trong thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến cơ quan tiêu hóa, gây ra một số bệnh về tiêu hóa như polyp đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm/ung thư tuyến tụy, bệnh Crohn… Khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị rối loạn làm bạn ăn uống thiếu điều độ, dẫn đến nhiều cơ quan trong đó có xương không được nuôi dưỡng tốt, gây ra cản trở tăng trưởng. Nếu bạn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng hút thuốc lá thường xuyên, các chất bổ sung có thể bị đào thải hoặc biến đổi nhanh chóng trước khi đến được cơ quan đích.

Xương suy yếu

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe xương, bao gồm cả việc tăng chiều dài xương và thậm chí làm giảm khả năng chữa lành những tổn thương ở xương. Xương yếu khiến trẻ em và thanh thiếu niên khó đạt tốc độ tăng chiều cao như bình thường, thậm chí có thể chịu cảnh thấp lùn trong tương lai. Một số tác động cụ thể của thuốc lá lên xương như sau:

  • Hạn chế cung cấp máu cho xương và nhiều mô tế bào của cơ thể.
  • Làm chậm quá trình sản xuất tế bào xương (nguyên bào xương) khiến xương khó tái tạo để tăng thêm về chiều dài.
  • Cản trở quá trình hấp thụ canxi – chất dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo và nuôi dưỡng xương.
  • Ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hormone, bao gồm cả estrogen để xây dựng và duy trì bộ xương chắc khỏe ở cả nam giới và nữ giới.
  • Tỷ lệ gãy xương hông cao hơn ở những người hút thuốc.
nhieu-vi-tri-xuong-khop-suy-yeu-do-thuoc-la
Nhiều vị trí xương khớp suy yếu do thuốc lá

Tim phổi gặp vấn đề

Phổi là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thuốc lá. Có tới 90% ca bệnh ung thư phổi từ nguyên nhân hút thuốc lá. Nhiều bệnh về hô hấp xuất hiện ở người thường xuyên hút thuốc. Ngoài ra, thuốc lá cũng không tốt cho tim mạch, có thể gây ra các bệnh như mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Phổi và tim mạch là 2 cơ quan quan trọng, một khi bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động cơ thể, trong đó có phát triển chiều cao.

Ảnh hưởng thần kinh

Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đến hệ thần kinh nói riêng, não bộ nói chung. Thần kinh yếu khiến thanh thiếu niên ăn uống, vận động hay nghỉ ngơi khó đạt hiệu suất cao. Trong khi đây lại là những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể khó phát triển thể chất, chiều cao khó đạt chuẩn, có khả năng sẽ trở nên thấp lùn khi trưởng thành.

Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến chiều cao khác cần tránh

Thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chiếm khoảng 32% quyết định chiều cao của một người. Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn… đều không thể đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển chiều cao. Ăn nhiều loại thực phẩm này khiến trẻ bị thiếu hụt chất, tốc độ tăng trưởng cũng vì đó mà suy giảm đáng kể.

Trong khi đó, đây lại là những món ăn thường thu hút trẻ, khiến trẻ thích thú và muốn được ăn nhiều hơn. Để trẻ tăng chiều cao thuận lợi, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm này. Thay vào đó là các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất với hàm lượng đúng theo nhu cầu khuyến nghị để vừa phát triển chiều cao nhanh chóng, vừa cân bằng cơ thể.

thuc-an-nhanh-khong-tot-cho-su-phat-trien-cua-xuong
Thức ăn nhanh không tốt cho sự phát triển của xương

Lười vận động

Trẻ trong cuộc sống hiện đại rất dễ ù lì vì thói quen ngồi một chỗ quá lâu để xem tivi, máy tính hay sử dụng điện thoại di động. Xương khớp thiếu vận động khiến trẻ mất đi 20% khả năng phát triển chiều cao, đồng thời khó bảo vệ sức khỏe xương khớp. Hãy tập cho trẻ thói quen vận động từ việc phụ giúp một số công việc nhà, khuyến khích trẻ tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày. Một số hình thức vận động tốt cho chiều cao như: Đạp xe, yoga, chạy bộ, xà đơn, nhảy dây, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông…

Thức khuya

Phần lớn xương phát triển khi cơ thể nghỉ ngơi, đặc biệt ở giấc ngủ buổi tối. Đặc biệt, nội tiết tố tăng trưởng được sản xuất nhiều nhất vào khoảng 23h – 1h – khi cơ thể đạt trạng thái sâu giấc. Thói quen thức quá khuya, nhất là thức sau 22h khiến việc tăng trưởng của xương cũng như khả năng tổng hợp nội tiết tố, trao đổi chất bị ảnh hưởng. Trẻ em và thanh thiếu niên thức khuya thường xuyên thường có tốc độ tăng chiều cao thấp hơn.

Thừa cân

Thừa cân hoặc béo phì đồng nghĩa cơ thể đang có lượng mỡ thừa nhiều. Chúng chèn ép lên xương khiến xương không có không gian để lớn lên hoặc kéo dài. Thừa cân là kết quả của một quá trình ăn uống thiếu khoa học (đặc biệt ăn nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều chất béo…), lười vận động… Để phát triển chiều cao thuận lợi, trẻ cần duy trì ổn định chiều cao, đảm bảo cân bằng với chiều cao hiện tại.

Ngoài việc có lợi cho sức khỏe xương và quá trình phát triển xương, việc bỏ thuốc lá cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim phổi, ung thư và rất nhiều tình trạng bệnh lý khác. Nếu bạn đang có thói quen này, hãy bỏ ngay, hoặc tránh xa việc hút thuốc lá để bảo vệ cơ thể và cải thiện tốc độ tăng chiều cao. Đồng thời, hãy tập cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, nghỉ ngơi hợp lý (tận dụng thời gian dưới 20 tuổi) để cao hết tiềm năng nhé.

Trần Nguyễn Hoa Linh

Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể

Viết một bình luận