Có nhiều cách khác nhau để tăng chiều cao cho trẻ, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất. Và để đảm bảo đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển tốt thì Canxi luôn là khoáng chất cần ưu tiên hàng đầu. Vậy Canxi giúp phát triển chiều cao như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp qua thông tin dưới đây của Sacha inchi nhé.
Tại sao chúng ta cần bổ sung Canxi?
Canxi (Calcium) là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, thành phần cấu tạo nên hệ xương, răng, hệ thống tim mạch, dây thần kinh…. Với cơ thể người bình thường, Canxi chiếm 99% ở xương và răng, 1% ở các mạch máu, cơ, mô và những bộ phận khác.
Nếu không có 1 % canxi này, cơ bắp không thể co bóp bình thường, máu của bạn sẽ không đặc và hệ thần kinh của bạn sẽ không truyền thông điệp một cách bình thường. Vì vậy, canxi cũng có thể duy trì hoạt động thần kinh và cơ bắp , cũng như duy trì chức năng sinh lý bình thường của các tế bào trong cơ thể.
Thông thường, qua các hoạt động hàng ngày, cơ thể tiết mồ hôi và bài tiết liên tục, Canxi sẽ dần bị mất đi. Nếu không cung cấp đủ Canxi, bắt buộc cơ thể sẽ phải “mượn” Canxi từ xương cho vào máu để đảm bảo giữ trạng thái ổn định nồng độ Canxi trong máu.

Khi Canxi trong xương không được đảm bảo, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của xương và có thể gây ra nhiều bệnh phiền toái. Cụ thể, ở người lớn sẽ phải “đối mặt” với những tình trạng loãng xương, nguy cơ gãy xương tăng cao, trí nhớ kém, suy nhược thần kinh, đau đầu… Đối với trẻ em, sẽ khó tránh khỏi tình trạng xương bị yếu, xương nhỏ, dễ biến dạng… dẫn đến thấp còi.
Có thể thấy, Canxi đóng góp không nhỏ với quá trình tồn tại cũng như hoạt động của cả trẻ em và người trưởng thành. Đây là những lý do cơ thể cần được đảm bảo bổ sung và duy trì lượng Canxi đầy đủ mỗi ngày.
Chức năng và vai trò của canxi
Canxi trong xương là một phần không thể thiếu của cấu trúc xương và là nơi lưu trữ canxi. Quá trình hình thành xương bắt đầu sớm trong quá trình phát triển của thai nhi, bằng cách hình thành một ma trận chắc chắn, nhưng vẫn mềm và linh hoạt, là phôi của xương của cơ thể. Chất nền là một phần ba của xương bao gồm các sợi làm từ collagen được bao phủ bởi gelatin.
Trong quá trình tăng trưởng, quá trình canxi hóa tiếp tục diễn ra nhanh chóng để khi trẻ sẵn sàng tập đi, xương có thể nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Ở cuối xương dài là các phần xốp được gọi là trabeculae, cung cấp lượng canxi sẵn sàng sử dụng để duy trì nồng độ canxi trong máu bình thường . Trong suốt cuộc đời, xương liên tục trải qua những thay đổi, cả về hình dạng và mật độ, theo độ tuổi và sự tăng cân
Xương là một mô liên kết có hình dạng rất đặc biệt. Xương được hình thành trong hai quá trình riêng biệt, sự hình thành của chất nền và vị trí của các khoáng chất vào chất nền đó.
Ba loại thành phần tế bào có liên quan đến các chức năng khác nhau, đó là nguyên bào xương trong quá trình tạo xương, tế bào hủy xương trong việc duy trì xương và tế bào hủy xương trong quá trình hủy xương.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể kích thích cơ thể sản xuất vitamin D. Loại vitamin này được có chức năng hỗ trợ canxi đi vào máu , cho đến khi cuối cùng nó kết hợp trong xương.
Cách bổ sung canxi để tăng chiều cao
Do là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra, nên canxi cần được cung cấp từ bên ngoài vào. Để giúp cơ thể không bị thiếu hụt Canxi, chúng ta có thể bổ sung theo các cách sau:
Bổ sung Canxi qua thực phẩm:
Đây là phương pháp bổ sung đơn giản và an toàn nhất mà bạn có thể áp dụng thông qua chế độ ăn uống từ những thực phẩm dồi dào Canxi, cụ thể cứ mỗi 100g, các thực phẩm sau đây lại chứa hàm lượng mg Canxi dồi dào như: Tôm đồng (1.120mg), cua đồng (5.040 mg), rạm tươi (3.520mg), ốc đá (1.660mg), lòng đỏ trứng gà (134mg) hay các loại rau củ thường chứa trên 100mg Canxi có trong 100g thực phẩm như: Cải xoăn, giá đỗ, rau cải chíp, cần tây, khoai lang, bí đỏ, các loại hạt…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, lượng Canxi mà cơ thể cần mỗi ngày được chia theo độ tuổi:
- Trẻ dưới 6 tháng cần 300mg Canxi /ngày
- Từ 7 – 12 tháng cần 400mg Canxi /ngày
- Từ 1-3 tuổi cần 500 mg Canxi /ngày
- Từ 4 – 6 tuổi cần 600mg Canxi /ngày
- Từ 7 – 9 tuổi cần 700mg Canxi /ngày
- Từ 10 tuổi cần 1.000mg Canxi /ngày
- Từ 11 – 24 tuổi cần 1.200 mg Canxi /ngày
- Từ 24 – 50 tuổi cần 800 – 1.000 mg Canxi /ngày.
Do đó, trẻ cần đáp ứng được tiêu chuẩn hàm lượng Canxi này cho cơ thể mới giúp phát triển chiều cao hiệu quả.
Bổ sung Canxi qua sữa:

Nguồn Canxi có trong sữa là nguyên liệu quan trọng giúp xương, răng chắc khỏe, đồng thời hạn chế nguy cơ loãng xương sau này. Không chỉ vậy, sữa còn rất giàu vitamin D, giúp Canxi hấp thụ vào xương dễ hơn và chứa hàm lượng protein, calo dồi dào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, cải thiện cơ bắp, rất cần thiết cho trẻ đang độ tuổi phát triển. Vì vậy, nếu bạn đang có thói quen uống sữa mỗi ngày thì hãy tiếp tục duy trì để giúp chiều cao phát triển tốt hơn.
Bổ sung Canxi qua các sản phẩm bổ sung:
Thực tế, Canxi trong chế độ ăn uống mới chỉ đáp ứng lượng trung bình khoảng 400mg, đây là con số chênh lệch quá nhiều so với chuẩn khuyến cáo là 800 – 1000mg.
Còn đối với sữa, không phải ai cũng thích hương vị sữa và có cơ thể dễ dung nạp lactose, không bị dị ứng protein từ sữa bò… Đấy chính là những lý do chúng ta uống nhiều sữa vẫn không đáp ứng được lượng Canxi cần thiết cho cơ thể.

Vì vậy, cách duy nhất có thể khắc phục điều này, chính là sử dụng sản phẩm bổ sung có chứa Canxi Nano, đây là dạng Canxi được điều chế qua công nghệ Nano, với kích thước siêu nhỏ, giúp Canxi có thể thẩm thấu nhanh vào cơ thể nên sẽ không gây ra tình trạng dư thừa dẫn đến sỏi thận, táo bón.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên các dưỡng chất kết hợp như: Collagen Type II Thủy Phân, Nhung Hươu, Hải Sâm, Đỗ Trọng…. để vừa hỗ trợ bổ sung Canxi vừa kích thích tuyến yên sản sinh hormone tăng trưởng thúc đẩy chiều cao phát triển tốt hơn.
Cùng với đó, bạn cũng nên lưu ý chọn các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao phải được FDA Hoa Kỳ cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ và được Cơ quan Nhà nước tại Việt Nam cấp giấy xác nhận lưu hành toàn quốc để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng nhé.
Khi nào bắt đầu cần bổ sung canxi?
Nếu trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu Canxi mỗi ngày và có nguy cơ thiếu Canxi thì việc bổ sung thêm Canxi là điều cần thiết, cụ thể, trong các trường hợp sau, chúng ta cần bổ sung Canxi ngay:
Khi chế độ ăn uống chưa đảm bảo
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, trẻ thường không thích ăn những thực phẩm giàu Canxi như: Tôm, cá, hải sản hoặc cũng có thể do trẻ biếng ăn nên cung cấp Canxi không đủ cho cơ thể. Lúc này, việc cho trẻ bổ sung canxi là điều cần thiết mà phụ huynh nên quan tâm.

Khi trẻ có nguy cơ thiếu Canxi
Vì nhiều lý do khiến trẻ có nguy cơ thiếu Canxi như ở giai đoạn sơ sinh, người mẹ kiêng cữ quá mức khiến sữa không đủ Canxi, ở những năm đầu đời trẻ hay gặp vấn đề thiếu hụt vi chất do hệ tiêu hóa kém….
Đây là những nguyên nhân khiến trẻ dễ có nguy cơ thiếu Canxi, vì vậy nên bổ sung Canxi ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau: Khó ngủ, hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi vào ban đêm, chậm biết đi, khung xương yếu, răng mọc chậm, hay nấc cụt, ọc sữa, biếng ăn, hay bị ốm vặt, chiều cao thấp hơn so với độ tuổi và gen di truyền…
Khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển
Đây cũng là thời kỳ vàng cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ nhất nên cần có hàm lượng Canxi lớn để nuôi dưỡng hệ xương khớp, giúp trẻ bứt phá cả về thể chất lẫn chiều cao. Do đó, phụ huynh không nên bỏ lỡ giai đoạn này để đảm bảo lượng Canxi đầy đủ cho cơ thể, giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện.
Các nguyên nhân chính khiến cơ thể kém hấp thụ canxi
Bạn có biết những nguyên nhân nào khiến cho cơ thể kém hấp thụ canxi hay không?
Dưới đây là một số nguyên nhân mà cơ thể hấp thụ canxi kém
Do thiếu vitamin D: Vitamin D là một vi chất có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ Cơ thể hấp thụ tất cả canxi trong ruột. Do đó, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến giảm đáng kể sự hấp thụ canxi.
Thiếu vitamin D thường xảy ra ở những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, những người có làn da tối màu tự nhiên, béo phì … và xảy ra chủ yếu ở những người ăn ít thực phẩm có chứa vitamin D.

Do bệnh: Bệnh cũng là nguyên nhân gây rối loạn hấp thu canxi, khiến mức độ canxi trong cơ thể giảm. Không chỉ các bệnh về thận và đường tiêu hóa, mà còn nhiều bệnh khác có thể cản trở sự hấp thụ canxi, như bệnh celiac, viêm đại tràng, viêm tụy, bệnh Crohn, v.v.
Ăn thực phẩm có chứa axit phytic và axit oxalic: Nếu axit phytic được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và đậu, axit oxalic có nhiều trong các loại rau như bắp cải, hẹ, rau bina, củ cải đường, v.v.
Các ion canxi kết hợp với các axit như axit phytic và axit oxalic sẽ tạo thành muối canxi không hòa tan, khiến cơ thể không hấp thụ canxi. Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là axit phytic và axit oxalic sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sự hấp thụ canxi nếu dùng cùng với sữa.
Thói quen ăn thực phẩm quá mặn: Theo khuyến nghị của Viện Y học Hoa Kỳ, mọi người chỉ nên ăn khoảng 1.500 mg muối mỗi ngày. Ăn quá nhiều muối sẽ gây ra huyết áp cao, thúc đẩy sự bài tiết các khoáng chất, đặc biệt là canxi, qua đường tiết niệu. Do đó, lượng canxi trong cơ thể dần bị mất đi, dẫn đến tình trạng thiếu canxi.
Chế độ ăn uống kết hợp Canxi giúp phát triển chiều cao tốt hơn
Để tăng khả năng hấp thu Canxi, trong chế độ ăn uống cần đảm bảo các dưỡng chất kết hợp sau:
Vitamin D
Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein (osteocalcin) có chức năng “vận chuyển” Canxi vào xương, giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu, bồi đắp cho xương, giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh.

Chúng ta có thể bổ sung vitamin D qua xương ức gà, dầu cá, gan động vật… Tuy nhiên, để đảm bảo lượng Canxi dồi dào, tốt nhất nên “tận hưởng” nguồn dưỡng chất này từ ánh nắng mặt trời vào trước 8h sáng và sau 16h chiều.
Vitamin C
Một số loại quả có múi như Cam, quýt, bưởi, chanh chứa nhiều vitamin C cũng góp phần hỗ trợ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp canxi được hấp thụ tốt hơn vào xương và bảo vệ xương chắc khỏe dẻo dai mà chúng ta không nên bỏ qua.
Kẽm
Kẽm là một vi khoáng có vai trò quan trọng đặc biệt cho quá trình phát triển chiều cao, cơ bắp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch của trẻ. Chất này tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa, phát triển tế bào, nếu thiếu kẽm cơ thể sẽ chậm tăng trưởng.
Ngược lại, nếu kết hợp kẽm với đầy đủ các dưỡng chất khác, điển hình như Canxi sẽ là tiền đề để cơ thể phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng tốt về chiều cao.
Magiê (Mg)
Trong cơ thể, có khoảng 60% Magie nằm ở xương, loại chất này đóng vai trò tạo chất căn bản và thực hiện quá trình khoáng xương, bảo vệ sụn sản sinh tốt, đồng thời có khả năng chuyển vitamin D thành dạng có hoạt tính nên sẽ tăng cường hấp thu Canxi vào cơ thể, duy trì hệ xương khỏe mạnh và phát triển tốt.

Bạn có thể bổ sung hàm lượng Mg thông qua các loại thực phẩm như: Hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt bí, lạc, cá ngừ…
Ngoài các dưỡng chất kết hợp trên, trong chế độ ăn uống, để tránh tình trạng Canxi không bị ảnh hưởng trong quá trình hấp thụ vào cơ thể, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Nên cắt giảm caffein: Vì nếu quá nhiều chất này có thể sẽ làm tăng tốc độ bài tiết Canxi, khiến hệ xương suy yếu.
Không ăn quá mặn để tránh tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu.
Hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt có ga, bởi những chất này cũng là “kẻ thù” vừa khiến cơ thể khó hấp thu Canxi, vừa gây bào mòn xương khiến chiều cao khó phát triển tối ưu.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat điển hình như rau đại hoàng, củ cải đường. Vì điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ đào thải canxi trong ruột ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Nếu lượng oxalat quá cao, có thể tập trung trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi.
Bên cạnh những vấn đề về cách bổ sung Canxi phù hợp qua chế độ dinh dưỡng, bạn cũng đừng quên kết hợp với chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao khả năng cải thiện tầm vóc như mong muốn nhé.
Có nên cho trẻ uống canxi hay không?
Việc thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thấp lùn, chậm phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống canxi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý bổ sung canxi cho trẻ vì việc dư thừa canxi có thể khiến trẻ bị táo bón, suy thận, sỏi thận, giảm hấp thụ sắt, kẽm, magie…

Nên cho trẻ uống canxi trước hay sau khi ăn
Bổ sung canxi cho trẻ trước hay sau ăn để đem lại hiệu quả tốt nhất? Một điều các mẹ cần lưu ý đó là không nên cho trẻ uống canxi khi đói bởi điều này có thể gây hại đối với thận, dạ dày, đường tiết niệu của trẻ.
Vậy nên khi cho trẻ uống canxi, các mẹ hãy cho trẻ uống vào thời điểm từ 7-8 giờ sáng, sau khi trẻ đã ăn sáng đầy đủ để hỗ trợ trẻ có thể phát triển tốt nhất nhé
Bổ sung dư thừa canxi có ảnh hưởng đến chiều cao hay không?
Việc cung cấp quá nhiều canxi cho cơ thể cũng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
Khi cơ thể nhận quá nhiều canxi, nồng độ canxi trong máu cao có thể xâm nhập vào xương, điều này có thể gây ra tình trạng cứng xương sớm và hạn chế phát triển xương.

Xương bị cốt hóa sớm sẽ khiến trẻ ngừng phát triển chiều cao và trở nên thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa. Sự lão hóa sớm của xương là nguyên nhân gây ra nguy cơ của một loạt các bệnh về xương ở trẻ em, chẳng hạn như cong vẹo cột sống, gù lưng, ngực phẳng, chân cong, v.v.
Lượng canxi tăng lên khiến thận phải làm việc liên tục để tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến các bệnh như sỏi niệu quản và sỏi thận.
Có quá nhiều canxi cản trở quá trình hấp thụ các vi chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là sắt, kẽm, magiê, phốt pho … gây ra suy dinh dưỡng hoặc bệnh tật ở trẻ em. Canxi dư thừa cũng gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, táo bón thường xuyên.
Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khát nước và đi tiểu thường xuyên … là những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc dư thừa canxi. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết nếu mức độ canxi trong máu của trẻ cao. Lúc đó, các bác sĩ sẽ có biện pháp thích hợp.
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể