Quá trình phát triển chiều cao diễn ra liên tục từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi đạt đến giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, trong quá trình này, có những giai đoạn khi chiều cao tăng trưởng đáng kể hơn. Nếu chúng ta áp dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp cho giai đoạn phát triển chiều cao của mỗi người, thì khả năng có một vóc dáng ấn tượng khi trưởng thành là không nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giai đoạn phát triển chiều cao thông qua bài viết sau đây từ Sachainchi.vn.
Những giai đoạn tăng chiều cao quan trọng của mỗi người
Có 3 giai đoạn vàng trong tiến trình phát triển chiều cao tự nhiên của con người:
Giai đoạn bào thai: Chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, tinh thần của mẹ khi mang thai sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi sinh ra. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể đạt được chiều cao chuẩn 50cm khi ra đời, đây là tiền đề vững chắc để trẻ phát triển chiều cao tốt trong các giai đoạn sau.
Giai đoạn 3 năm đầu đời: Trong năm đầu tiên sau khi ra đời, quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra mạnh mẽ, trẻ có thể cao lên đến 25cm. Hai năm tiếp theo, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ đạt 10cm/năm. Với tiến độ này, chỉ sau 3 năm, trẻ đã đạt chiều cao 95cm, rất có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao ở thời kỳ tiếp theo.

Giai đoạn dậy thì (Bé trai: 13-16 tuổi, bé gái 10-13 tuổi): Ở giai đoạn này, quá trình khoáng hóa xương diễn ra mạnh mẽ, lượng hormone tăng trưởng tiết ra cũng nhiều hơn kích thích chiều cao gia tăng. Trong thời kỳ này, nếu được chăm sóc tốt, có 1-2 năm, chiều cao sẽ phát triển nhảy vọt từ 8-12cm/năm. Với con số này, chiều cao của chúng ta sẽ được cải thiện khá nhiều sau khi dậy thì.
Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?
Chiều cao chỉ phát triển đến một thời điểm nhất định, khi quá trình khoáng hóa xương dừng lại, xương mới không được tạo thành nữa, chiều cao sẽ chính thức “dậm chân tại chỗ”. Việc này thường rơi vào giai đoạn 18 – 22 tuổi, thông thường là 20 tuổi.
Sau dậy thì, chiều cao phát triển rất chậm, chỉ khoảng 1-3cm/năm và dừng hẳn khoảng 2-3 năm sau đó. Ở một số người, nếu có chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học, chiều cao có thể tăng nhẹ đến 25 tuổi. Sau độ tuổi này, nếu các bạn vẫn tiếp tục cao lên với tốc độ lớn, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến yên, cần liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
Chiều cao có thể thay đổi trong ngày
Chiều cao của mỗi người không giữ nguyên mà thay đổi tùy theo từng thời điểm trong ngày. Nếu như bạn thường xuyên chú ý thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chiều cao của bạn vào buổi sáng thường sẽ cao hơn so với buổi tối. Điều này là do khi bạn ngủ, các đĩa đệm cột sống được thả lỏng khiến cho chúng ta cao hơn so với buổi tối
Qua tuổi 20 có thể tăng chiều cao hay không?
Hầu hết chúng ta đều ngừng phát triển chiều cao ở khoảng 20 tuổi. Hoặc các bạn có thể theo dõi quá trình phát triển của mình, nến nhận ra mình không cao lên trong 1 – 2 năm thì có nghĩa là bạn đã ngừng phát triển chiều cao.
Lúc này, hormone tăng trưởng – yếu tố trực tiếp quyết định sự tăng trưởng thể chất tiết ra rất ít, phần sụn tiếp hợp ở các đầu xương cũng đã gắn vào đầu xương, không còn được sản sinh liên tục để thực hiện tạo xương mới như trước nữa. Lúc này, mọi phương pháp tăng chiều cao đều không có tác dụng.

Bước vào độ tuổi 20, để biết được mình còn có thể cao lên hay không, các bạn nên đến các cơ sở y tế, thực hiện chụp X – quang khớp gối, kiểm tra xem giữa các khớp còn có 1 khe hở mảnh hay không. Đây chính là vị trí của sụn tiếp hợp. Đặc điểm của loại sụn này là không thể hiện thị được trên phim chụp X – quang, do đó chúng ta chỉ thấy 1 khe hở mạnh tại vị trí của nó.
Nếu không có sự xuất hiện của khe hở này, tức là sụn tiếp hợp đã cốt hóa thành xương hoàn toàn, chiều cao không còn tăng lên được nữa. Nếu bạn vẫn nhìn thấy khe hở mảnh trong phim X – quang, các bạn vẫn còn cơ hội để cao lên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở thời kỳ này không cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một sự lựa chọn khác để cải thiện chiều cao ở tuổi 20 là phẫu thuật kéo chân. Các bạn có thể tượng tượng, phương pháp này sẽ tác động cơ học và gắn các thiết bị chuyên dụng vào chân chúng ta, sau đó điều chỉnh thiết bị hằng ngày kết hợp với thuốc để kích thích xương dài ra.
Tuy nhiên, cách tăng chiều cao này vô cùng đau đớn, mất nhiều thời gian hồi phục, chi phí rất cao và cũng có nguy cơ biến chứng lớn, thậm chí gây tàn phế suốt đời. Do đó, không nên đặt quá nhiều hi vọng vào giải pháp tăng chiều cao này.
Làm thế nào để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng hiệu quả?
Để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng hiệu quả, các bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao tự nhiên. Chế độ ăn uống hằng ngày cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động, học tập hiệu quả đồng thời bổ sung “nguyên liệu” để tạo xương. Các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng với hệ xương khớp phải kể đến như: Đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trong đó, quan trọng nhất là Canxi, vì đây là thành phần chính, chiếm đến 70% cấu tạo xương khớp. Mỗi ngày, các bạn cần ăn đủ 3 bữa chính với thực đơn đa dạng, cùng 2-3 bữa phụ gồm sữa hoặc trái cây tươi mới có thể bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết. Các thực phẩm có lợi cho chiều cao phải kể đến như: Cá hồi, cá thu, tôm, cua, mực, ốc, rau bina, bông cải xanh, sữa, trứng….
Tập luyện thể thao thường xuyên:
Vận động rất có ích cho sức khỏe khi thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp các khớp xương linh hoạt, dẻo dai hơn, tăng khả năng phản ứng cho cơ thể. Ngoài ra, vận động đúng cách còn thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương diễn ra hiệu quả hơn. Điều này giúp xương chắc khỏe hơn.
Đặc biệt, sau khi vận động, tuyến yên cũng tiết ra lượng hormone tăng trưởng lớn hơn, thúc đẩy chiều cao phát triển tốt hơn. Từ những yếu tố trên, không khó để nhận ra rằng, tham gia các bộ môn rèn luyện phù hợp giúp chiều cao phát triển tốt hơn. Các bạn nên dành ít nhất 1 giờ/ngày để tập luyện các bộ môn: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, chạy bộ, nhảy dây, yoga…
Ngủ sớm và đủ giấc:
Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, đi ngủ sớm là bí quyết giúp các bạn sở hữu chiều cao ấn tượng. Ngủ không chỉ là lúc cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi mà từ 23h – 01h sáng là lúc tuyến yên tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất. Tuy nhiên, quá trình này chỉ diễn ra khi cơ thể ngủ sâu giấc.

Nếu chúng ta thức khuya, tuyến yên không thể tiết ra hormone tăng trưởng, sự tăng trưởng của chiều cao vì thế cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Thời gian lý tưởng để đi ngủ là từ 21h – 22h, vì cơ thể cần khoảng 1 tiếng để bước vào trạng thái ngủ sâu giấc.
Ngoài ra, các bạn cũng cần bố trí không gian phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh, ít ánh sáng để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, hỗ trợ chiều cao phát triển tối đa.
Tắm nắng mỗi ngày:
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D đơn giản và hiệu quả nhất. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc “vận chuyển” Canxi và phốt pho đến xương, làm tăng quá trình hấp thu Canxi và phốt pho tại đường tiêu hóa.
Ở xương, vitamin D sẽ phối hợp với hormone tuyến cận giáp PTH kích thích chuyển hóa Canxi và phốt pho, làm tăng quá trình lắng đọng Canxi ở xương. Do đó, muốn chiều cao tăng trưởng thuận lợi, các bạn nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng vào buổi sáng sớm, chiều muộn để tắm nắng, bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể.
Chỉnh sửa tư thế
Tư thế đứng, ngồi, nằm hằng ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chiều cao. Nguyên tắc chung trong tư thế đi đứng, ngồi là phải giữ cho vai, lưng luôn thẳng, giúp các đốt sống lưng và đốt sống cổ thẳng, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển chiều cao.
Tư thế đứng đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, hai chân thẳng giúp trọng lực cơ thể cân bằng, lưng thẳng, đầu cổ thẳng trục với lưng, mắt nhìn thẳng.
Tư thế ngồi đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, hai đầu gối giữ vuông góc, hông vuông góc với thân người, lưng thẳng, đầu cổ thẳng trục với lưng, mắt nhìn thẳng.
Tư thế nằm đúng: Nằm ngửa hoặc nghiêng sang 1 bên, tay chân duỗi thẳng tự nhiên, cơ thể thả lỏng thoải mái, tay chân không co gập, nên sử dụng gối thấp hoặc tập thói quen ngủ không cần gối.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Cuộc sống hiện đại, thiết bị điện tử là đồ dùng không thể thiếu được. Tuy nhiên, để giúp chiều cao phát triển tối đa, các bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị này. Ánh sáng từ thiết bị điện tử không tốt cho mắt, gây khó ngủ. Do đó nếu dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, tư thế khi sử dụng các đồ dùng điện tử cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao, nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp. Do đó, muốn cao lớn, trước hết cần từ bỏ thói quen sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên.
Uống đủ nước
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của con người. Đây vừa là dung môi hòa tan chất dinh dưỡng, vừa vận chuyển dinh dưỡng đến các hệ cơ quan. Ngoài ra, nước còn đào thải các độc tố trong cơ thể, bôi trơn các khớp xương.

Mỗi ngày, cơ thể cần được bổ sung đủ từ 2 – 3 lít nước thì các hoạt động, quá trình chuyển hóa mới diễn ra hiệu quả. Các bạn nên ưu tiên sử dụng nước lọc thay vì các loại nước ngọt. Sinh tố, nước ép rau củ, trái cây tươi cũng là sự lựa chọn phù hợp, giúp cơ thể có đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, xây dựng lối sống tích cực, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện giúp chiều cao có những điều kiện tốt nhất để phát triển tối đa.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý thiết lập thời gian biểu hợp lý, vừa đảm bảo công việc, học tập nhưng vẫn tốt cho sức khỏe, không nên tạo áp lực cho bản thân dẫn đến căng thẳng, stress.
Chiều cao chỉ phát triển đến khoảng 20 tuổi, sau độ tuổi này, nếu muốn cải thiện tầm vóc là vô cùng khó khăn. Do đó, đừng bỏ lỡ những giai đoạn vàng để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý…
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể