Chiều cao liên tục tăng trưởng trong khoảng 18 – 20 năm đầu tiên của cuộc đời, do đó ở mỗi độ tuổi bạn sẽ có mức chiều cao nhất định. Cha mẹ có con 7 tuổi tự hỏi chiều cao của con ở tuổi này bao nhiêu đạt chuẩn và làm thế nào để chăm con cao khỏe? Cùng khám phá bí quyết trong bài viết sau đây của Sachainchi VN nhé.
Khả năng tăng trưởng chiều cao của con chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, tập luyện, môi trường sống, thể trạng hiện tại… Đối với trẻ 7 tuổi, con đang trong giai đoạn phát triển thể trạng mạnh mẽ. Để con đạt được tốc độ tăng trưởng lý tưởng, cha mẹ cần áp dụng đúng phương pháp chăm sóc sức khỏe.
Chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ 7 tuổi là bao nhiêu?
Chiều cao và cân nặng ở mỗi độ tuổi có sự khác nhau tùy vào giới tính của trẻ. Trẻ 7 tuổi có chiều cao chuẩn 121,1 cm và cân nặng 22,4kg (đối với nữ), 121,9 cm và 22,9 kg (đối với nam). Sự hài hòa về cân nặng và chiều cao ở trẻ là minh chứng cho một thân hình khỏe mạnh, giúp trẻ đạt được thể trạng tốt
Thiếu hụt chiều cao và cân nặng ở trẻ cho thấy điều gì?
Bên cạnh những trẻ có chỉ số tăng trưởng tốt thì vẫn còn một số trẻ bị thiếu hụt về chiều cao và cân nặng. Sự thiếu hụt về chiều cao, cân nặng cho thấy trẻ hiện đang có thể trạng không tốt, cần được đầu tư các phương pháp chăm sóc khoa học.
Trẻ có chiều cao không đạt chuẩn đúng với độ tuổi đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng kém. Khả năng phát triển thể chất không tốt là một trong những tác nhân khiến trẻ khó đạt ngoại hình lý tưởng khi trưởng thành. Nhận biết sớm tình trạng này, cha mẹ sẽ có cách cải thiện kịp thời để con yêu sớm đạt chuẩn vóc dáng.
Nên cho trẻ ăn gì để tăng chiều cao hiệu quả
Tăng chiều cao là một hành trình dài, đòi hỏi cả mẹ và con cần kiên trì thực hiện. Trong các yếu tố tác động đến chiều cao của con, dinh dưỡng quyết định đến 32% khả năng phát triển. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng các chất sẽ giúp trẻ có đủ điều kiện nuôi dưỡng xương.
Đối với trẻ 7 tuổi, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, một số chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành cấu trúc và duy trì sức khỏe xương: Canxi, collagen type 2, vitamin D, K, magie, phốt pho, kali, kẽm, sắt…
Các dưỡng chất này có thể bổ sung bằng thực phẩm ăn uống như:
- Canxi: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, phô mai, sữa chua ít béo, đậu lăng, hạnh nhân, rau có lá màu xanh đậm…
- Collagen type 2: Nước hầm xương, thịt gà, đậu, các loại cá và động vật có vỏ, trái cây có múi, lòng trắng trứng, tỏi, rau xanh, hạt điều, ớt chuông, cà chua…
- Vitamin D: Lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trích, cá mòi, nấm, dầu gan cá…
- Vitamin K: Bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, gan bò, đậu nành lên men, thịt gà, đậu xanh, kiwi…
- Các khoáng chất (magie, phốt pho, kali, kẽm, sắt…): Quả bơ, chocolate đen, các loại đậu và hạt, một số loại cá béo, chuối, ngũ cốc nguyên hạt…
Một số bài tập giúp tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi
Ngoài dinh dưỡng, chế độ tập luyện cũng tác động đến 20% khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Duy trì thói quen vận động vừa thúc đẩy tốc độ tăng chiều cao, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể. Đối với trẻ 7 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng những hình thức tập luyện sau:
Bơi lội
Bơi lội đòi hỏi trẻ phải cử động toàn bộ thân người, hầu hết các cơ đều tham gia vào quá trình bơi. Đặc biệt, lực cản từ dòng nước cũng tác động lên hệ xương, cơ, khớp, kích thích tăng trưởng chiều cao. Bơi lội có nhiều kiểu, mỗi kiểu bơi sẽ ảnh hưởng đến một nhóm cơ nhất định.
Bơi lội là bộ môn thể thao lý tưởng nếu muốn cải thiện chiều cao cho trẻ. Đồng thời, người tập bơi cũng nâng cao sức khỏe hệ tim mạch, hô hấp, hỗ trợ trẻ đạt thể trạng tốt, sẵn sàng phát triển. Bơi lội cũng là một kỹ năng tốt cho trẻ trong hoạt động thường ngày.
Cầu lông
Các động tác chạy, bật nhảy, với tay đập cầu, khuỵu gối… trong môn cầu lông là hình thức rèn luyện xương khớp vô cùng hiệu quả. Cầu lông là môn thể thao dễ chơi, có thể tập ngoài trời hoặc trong sân đều được. Cho trẻ tập cầu lông là một phương pháp hữu hiệu giúp kích thích xương khớp phát triển tối ưu.
Bóng đá
Trẻ 7 tuổi, đặc biệt là nam, có thể tham gia các môn thể thao đồng đội như bóng đá. Với môn thể thao này, trẻ sẽ liên tục di chuyển để toàn bộ hệ xương hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng diễn ra. Bóng đá sẽ tác động phần lớn đến phần xương chân, giúp bắp chân khỏe, kéo xa các đầu xương để kéo dài xương.
Bóng rổ
Trẻ 7 tuổi có thể tập bóng rổ ở mức độ nhẹ. Đây là bộ môn đối kháng, các động tác tranh chấp bóng, chuyền bóng, bật cao đưa bóng vào rổ… tác động một lực rất lớn đến xương, đồng thời giải phóng cơ. Học bóng rổ từ nhỏ giúp trẻ có nền tảng thể chất tốt, tạo động lực cho xương phát triển.
Ngoài ra, chơi bóng rổ cũng kích thích sản sinh hormone tăng trưởng – điều kiện phát triển chiều cao. Trẻ được tăng cường lưu thông máu, trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, lúc này cơ thể sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Chơi bóng rổ giúp trẻ linh hoạt tay chân, tăng cường bền bỉ, dẻo dai xương khớp.
Tập các bài giãn cơ
Một số bài tập thể dục giãn cơ có tác dụng kéo dài xương, trẻ có thể tập luyện tại nhà, trường học hoặc tham gia các hoạt động tập thể. Qua đó, xương của trẻ được kéo giãn và rèn luyện mức độ dẻo dai. Thời gian tập có thể áp dụng vào buổi sáng sau khi thức dậy và chiều muộn.
Đu xà đơn
Xà đơn là bài tập tăng chiều cao hiệu quả ở mọi lứa tuổi. Mẹ có thể cho con tập đu xà đơn tại nhà, chỉ cần có thanh xà vững chắc. Các bước tập xà đơn như sau:
- Cho con bám hai tay vào thanh xà, lòng bàn tay hướng vào trong hoặc ra ngoài tùy vào thói quen của con.
- Đề nghị con dồn lực vào tay và vai, từ từ đưa toàn bộ thân người lên cao, đến khi cằm vượt quá thanh xà. Trong những lần tập đầu tiên, mẹ khuyến khích con kéo người lên cao hết khả năng con có thể, sau đó rèn luyện thêm ở những lần sau.
- Giữ tư thế này trong 3 – 5 giây, đưa cơ thể trở về trạng thái treo người tự do rồi tiếp tục động tác.
- Một buổi tập trẻ có thể thực hiện 10 – 15 lần, tăng thêm sau một thời gian.
Nhảy dây
Nhảy dây là bài tập tăng chiều cao phù hợp với những trẻ ngại vận động mạnh, đặc biệt là con gái. Nhảy dây giúp trẻ giải phóng cơ, kéo giãn các đầu xương ở chân, tay linh hoạt… Nhảy dây có thể thực hiện hằng ngày, cha mẹ nên kết hợp cho con tập các bài tập liên quan để nâng cao hiệu suất vận động.
Bật nhảy tại chỗ
Cơ thể trẻ ở trạng thái bình thường có sự đè nén xương khớp, bật nhảy giúp trẻ giải thoát khỏi tình trạng này và giải phóng xương. Mẹ có thể cho con tập bật nhảy 10 – 20 lần/ngày, kết hợp với chơi thể thao để tăng trưởng chiều cao tốt hơn.
Đạp xe
Trẻ 7 tuổi có thể đạp loại xe phù hợp với thân hình hiện tại, đạp xe giúp con tăng cường cơ bắp ở chân, rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Trẻ đạp xe mỗi ngày sẽ rèn luyện hệ xương bền bỉ, dẻo dai, kích thích sự tăng trưởng chiều cao, đặc biệt kéo dài chân. Đạp xe có thể tập ngoài trời hoặc thực hiện trên máy tập tại nhà đều hợp lý.
Chạy bộ
Chạy bộ giúp tăng cường thể chất giúp cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng. Sau một thời gian chạy bộ, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể, tâm trạng thoải mái, chân tay cũng linh hoạt hơn. Đối với trẻ mới bắt đầu tập, bạn có thể cho trẻ đi bộ 2 – 3 ngày, sau đó tăng tốc thành chạy.
Theo Debametulam, để trẻ 7 tuổi đạt được mức chiều cao, cân nặng chuẩn, cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc khoa học cả về dinh dưỡng và tập luyện hằng ngày. Mẹ lưu ý rằng, giấc ngủ cũng rất quan trọng với con, tập cho con đi ngủ đúng giờ (trước 22 giờ) và ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày để đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu nhé
Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể